Ảnh minh hoạ
Theo thống kê của CBRE Vietnam, tổng doanh thu và tiêu dùng dịch vụ của Việt Nam trong năm 2020 chỉ tăng 2,6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,8% trong năm 2019.
Tại Hà Nội, mặt bằng bán lẻ có tỷ lệ trống tăng ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Tại khu vực trung tâm, tỷ lệ trống tăng 12,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đạt 14,3%, mức cao nhất kể từ năm 2011. Tỷ lệ trống ở khu vực ngoài trung tâm tăng 3,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái, lên 12,3%.
Chuyên gia của CBRE cho rằng, hầu hết khách thuê đều phải trải qua những thử thách trong thời gian khó khăn này. Trong đó, nhóm khách thuê chịu nhiều thiệt hại nhất đến mức phải đóng cửa thường là các cửa hàng thời trang, phụ kiện và ăn uống đặt tại tầng cao trong khu vực trung tâm.
Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng để kiểm soát dịch bệnh trong suốt cả năm, thị trường bán lẻ Việt Nam đã lấy lại đà phát triển vào quý cuối năm với hai dự án bán lẻ khai trương là International Centre (cải tạo) và Vincom Mega Mall Ocean Park, đóng góp thêm 41.000m2 diện tích mặt bằng bán lẻ cho thuê tại Hà Nội.
Kết quả là đến cuối năm 2020, nguồn cung bán lẻ của Hà Nội đạt 1.050.000m2, tăng 4% so với năm 2019. Tốc độ tăng này thấp hơn so với hai năm trước do có một số dự án không đi vào hoạt động như kế hoạch.
Giá chào thuê trung bình (tầng một và tầng trệt, không bao gồm VAT và phí dịch vụ) ở khu vực trung tâm tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 107,7 USD/m2/tháng do một số mặt bằng bán lẻ tại vị trí đắc địa chào thuê ở mặt bằng giá cao hơn, sau khi được nâng cấp lại.
Mặt khác, giá chào thuê tại khu vực ngoài trung tâm ghi nhận mức tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 24,5 USD/m2/tháng.
CBRE dự báo, trong ba năm tới, thị trường bán lẻ Hà Nội sẽ có hơn 300.000 m2 mặt bằng bán lẻ chào thuê mới, đều đến từ khu vực ngoài trung tâm. Ba dự án quy mô lớn dự kiến khai trương là Lotte Mall Hà Nội, Aeon Mall Giáp Bát và The Manor Central Park đáp ứng nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ của cư dân ở phía bắc và phía nam thành phố cũng như các khu vực lân cận.
Đơn vị này nhận định, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã định hình lại hành vi mua sắm của người tiêu dùng, chú trọng đến xu hướng thương mại điện tử và đời sống sức khỏe. Số lượng cửa hàng dược phẩm được ghi nhận là tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 26 cửa hàng lên 43 cửa hàng tại Hà Nội, do lối sống lành mạnh ngày càng trở nên quan trọng và đã trở thành một xu hướng mới.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng chuyển sang ghé thăm các cửa hàng ít hơn nhưng chi tiêu nhiều hơn cho mỗi lần mua sắm hoặc chuyển sang các kênh bán hàng trực tuyến.
Trong quý 4/2020, thị trường văn phòng Hà Nội đón chào một dự án hạng B mới, dự án Century Tower ở Times City. Đây là một trong hai dự án mới trong năm 2020 cùng với dự án Capital Place khai trương trong quý 3/2020. Do đó, nguồn cung mới của thị trường văn phòng Hà Nội trong năm được ghi nhận ở mức 126.000 m2, cao nhất từ năm 2014. Tổng nguồn cung văn phòng Hà Nội ở cả hai hạng đã vượt mức 1.500.000 m2, với hơn một phần ba tổng nguồn cung đến từ các dự án hạng A.
Do bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch nên một số khách thuê đã giảm diện tích thuê văn phòng trong năm. Mặc dù hoạt động của thị trường đã khả quan hơn trong quý 4 nhưng tổng diện tích hấp thụ của thị trường văn phòng Hà Nội trong năm 2020 là -9.000 m2.
Do xu hướng thu hẹp diện tích cùng lượng nguồn cung mới lớn trong năm 2020, tỷ lệ trống của văn phòng hạng A tăng mạnh lên mức 23,2%, giảm 1,1 điểm phần trăm theo quý và tăng 15,7 điểm phần trăm theo năm. Tỷ lệ trống của văn phòng hạng B cũng tăng lên mức 13,5% tại quý 4 2020, tăng 2,1 điểm phần trăm theo quý và 4,3 điểm phần trăm theo năm.
Về giá thuê, thị trường ghi nhận mức thay đổi trái chiều ở cả hai hạng. Trong khi giá thuê của hạng B giảm 3,7% theo năm, xuống mức 13,8 USD/m2/tháng, giá thuê của hạng A lại tăng 2,2% theo năm, lên mức 26,8 USD/m2/tháng, do mức giá thuê cao tại dự án hạng A mới. Nếu không ghi nhận ảnh hưởng từ dự án hạng A mới, giá thuê của hạng này giảm 2,9% theo năm.
Trong năm 2022, thị trường Hà Nội dự kiến sẽ đón chào gần 200.000 m2 nguồn cung mới. Một số dự án tiêu biểu bao gồm dự án Techno Park Tower tại Ocean Park, HUD Tower tại quận Thanh Xuân và Thai Building tại quận Cầu Giấy. Trong số đó, dự án Techno Park Tower, với 115.000 m2, dự kiến sẽ tạo nên một khu vực văn phòng mới phía đông sông Hồng.
Về nhu cầu, thị trường sẽ chứng kiến nhu cầu tăng lên từ các ngành logistics, giáo dục và thương mại điện tử, trong khi một số ngành như văn phòng linh hoạt và năng lượng giảm hoạt động thuê.
“Chúng tôi dự kiến nhu cầu thuê sẽ tiếp tục thay đổi, khi đại dịch dần được kiểm soát”, chuyên gia của CBRE nhận định.
-
Nhìn lại thị trường bán lẻ 2020, nhà phố cho thuê lao đao vì Covid-19
CafeLand - Giới quan sát thị trường ghi nhận thị trường bán lẻ Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy yếu dần kể từ đầu tháng 2 khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát. Và gần như ngay lập tức, Covid-19 đã tác động trực diện lên thị trường nhà phố cho thuê. Các khách thuê là doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị mất doanh thu đột ngột hơn là các nhà bán lẻ quy mô lớn.
-
Khởi công tuyến đường gần 1.300 tỷ đồng đi qua huyện Đan Phượng
Sáng ngày 15/1, UBND huyện Đan Phượng đã chính thức khởi công tuyến đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường vành đai 3,5 đến kênh Đan Hoài.
-
Tin vui cho người lao động thu nhập thấp tại Hà Nội
UBND Hà Nội vừa phê duyệt cập nhật danh mục 72 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị (đợt 4). Trong đó, thành phố bổ sung thêm 8 dự án nhà ở xã hội, tương đương gần 1.600 căn.
-
Hà Nội khởi công tuyến đường nối với nơi sẽ xây dựng nhà hát 10.000 tỷ
Ngày 15/1, dự án xây dựng tuyến đường Đặng Thai Mai - giai đoạn I tại phường Quảng An, quận Tây Hồ (TP. Hà Nội) đã chính thức khởi công. Khi hoàn thành tuyến đường sẽ góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông khu vực bán đảo Quảng An....