Dự án tại khu "đất vàng" sát hồ Gươm bị bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí. Ảnh: Phùng Đô
Theo đại biểu, đây là dự án nằm trên “đất vàng” cần sớm thực hiện đầu tư xây dựng.
Trả lời vấn đề này, Phó Chủ tịch TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, khu đất này có quy mô hơn 2.200m2, có vị trí đặc biệt với 3 mặt phố, đang thuộc sử dụng của Ngân hàng SHB.
Năm 2017, UBND thành phố có báo cáo Thủ tướng cho phép SHB được đầu tư xây dựng trụ sở quy mô cao hơn 13 tầng (trước đó theo quy hoạch cao 8 tầng).
Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản giao nhiệm vụ cho UBND thành phố thống nhất với Bộ Xây dựng để giải quyết nhu cầu của chủ đầu tư.
Ngày 30.9.2020, UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo giao Sở QH-KT hướng dẫn chủ đầu tư lựa chọn 2 phương án: Phương án 1 nếu nghiên cứu điểm nhấn thì phải nghiên cứu thiết kế đô thị. Phương án 2 thì theo quy định cũ (không cao quá 8 tầng).
Trên cơ sở đó, SHB đề xuất phương án 1 nên thành phố đã giao các sở nghiên cứu thiết kế đô thị. Đơn vị tổ chức lập là UBND quận Hoàn Kiếm, đơn vị nghiên cứu là Viện Quy hoạch - Kiến trúc. Dự kiến tháng 12 mới báo cáo nhiệm vụ thiết kế đô thị, sau đó mới có đồ án.
“Nếu nghiên cứu mà không thể cao hơn 8 tầng thì phải tuân thủ theo quy định cũ”, ông Tuấn nói.
Theo báo cáo ngày 24.11 của UBND TP Hà Nội, Sở QH-KT đã có các văn bản vào tháng 10.2020, tháng 1.2021 hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện. Đến nay, nhà đầu tư chưa có hồ sơ về thủ tục liên quan đến quy hoạch kiến trúc gửi vào sở.
Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội cho biết, 8 tầng là chỉ tiêu chung, nếu thiết kế đô thị cao chưa chắc đã là điểm nhấn nên có thể cũng là xuống. Theo quy trình, dự án sẽ được ra hội đồng kiến trúc thành phố gồm các chuyên gia hàng đầu tham gia. Dự kiến hết quý 1.12023 sẽ hoàn thiện đồ án này.
Liên quan đến dự án này, vào hồi tháng 7, chất vấn về công tác giám sát đầu tư đối với dự án chậm triển khai tại phiên họp của HĐND Thành phố Hà Nội, Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Tây Hồ) cho biết, dự án "đất vàng" chỉ cách Hồ Gươm vài trăm mét, được UBND Thành phố Hà Nội quyết định giao đất từ năm 2019.
Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chậm tiến độ, đang quây tôn.
Trả lời vấn đề này, ông Dương Đức Tuấn, cho biết UBND TP đã có Quyết định số 7509 năm 2015, giao khu đất hơn 2.254 m2 cho Ngân hàng SHB, Tập đoàn T&T.
Theo quy hoạch chi tiết của quận Hoàn Kiếm 1/2000 trước đây thì khu vực này tuyệt đối không được gắn chức năng ở, không được gia tăng hạ tầng kỹ thuật, xã hội… phải đáp ứng không gian kiến trúc cảnh quan khu vực xung quanh.
Tổ hợp kiến trúc 31, 33, 35 Lý Thường Kiệt được xác định chức năng công trình là trụ sở văn phòng Ngân hàng SHB, phù hợp với định hướng quận Hoàn Kiếm là trung tâm dịch vụ tài chính của TP. Lô đất này cũng nằm ngoài khu vực hồ Gươm và phụ cận.
Trước đó, UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất xây dựng trụ sở văn phòng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cao 45m, quy mô 14 tầng+ 1 tum.
Thành phố Hà Nội cho rằng, công trình có chức năng văn phòng nên không làm quá tải dân số, mà sẽ góp phần đồng bộ các hoạt động dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng chất lượng cao rất cần cho khu vực trung tâm Thủ đô.
Cũng theo UBND Thành phố Hà Nội, dự án đủ điều kiện để xem xét quy mô chiều cao công trình tạo điểm nhấn không gian kiến trúc, đủ điều kiện để xem xét quy mô chiều cao công trình.
-
Hà Nội sắp xây thêm cầu 3.400 tỉ đồng vượt sông Hồng nối Vĩnh Phúc
Dự án cầu Cầu Vân Phúc và tuyến đường kết nối ra quốc lộ 32, huyện Phúc Thọ với ranh giới tỉnh Vĩnh Phúc được HĐND TP.Hà Nội thông qua chủ trương, dự kiến sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2022-2027.
-
Một doanh nghiệp muốn làm dự án khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
-
Diễn biến mới về 2 cây cầu hơn 36.000 tỉ bắc qua sông Hồng sắp được Hà Nội đầu tư
Lãnh đạo TP. Hà Nội đã thống nhất chủ trương đầu tư với 3 dự án cầu bắc qua sông Hồng gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi. Đây đều là những hạ tầng quan trọng, có vốn đầu tư lớn. Trong đó, cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo có vốn đầu tư dự ...
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....