Dự án The Legacy chưa đủ điều kiện chấp thuận kết quả nghiệm thu nhưng đã đưa dân vào ở
Ở cả năm nhưng vẫn chưa đủ điều kiện nghiệm thu
Theo thông tin từ Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, tại Hà Nội, có hàng loạt dự án đã được Cục Giám định tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng, nhưng đến nay chưa nhận được báo cáo hoàn thành thi công xây dựng để tổ chức kiểm tra, ra văn bản chấp thuận theo quy định, bao gồm:
Dự án Đầu tư xây dựng khu chung cư để bán và văn phòng làm việc cho thuê (The Legacy) do Cty CP Đầu tư và Phát triển nhà số 41 làm chủ đầu tư; Dự án căn hộ Viễn Đông Star, địa chỉ: Số 1 Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội do Công ty CP Sông Đà 1.01...
Đơn cử, dự án The Legacy có báo cáo nhưng qua kiểm tra chưa đủ điều kiện ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư để đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật.
Thế nhưng, ghi nhận tại 2 dự án trên, rất nhiều hộ dân đã chuyển vào sinh sống, trên các ban công quần áo phơi lủng liểng; Xe máy, xe vật tư sửa chữa ra vào tấp nập...
Tình trạng vi phạm này diễn ra ngày càng phổ biến và lan rộng, tiềm ẩn những rủi ro về an toàn cho cư dân và người mua nhà.
Một người dân sống tại chung cư Viễn Đông Star số 1 Giáp Nhị, chia sẻ, họ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư và về ở hơn 1 năm nay, nhưng các thủ tục đủ điều kiện để bàn giao nhà cho cư dân thì chủ đầu tư chưa thực hiện được, trong đó có an toàn vấn đề phòng cháy và chữa cháy (PCCC).
"Qua nhiều cuộc họp với chủ đầu tư nhưng các vi phạm của chủ đầu tư chưa được khắc phục. Trong đó, cư dân hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn tới tính mạng", một cư dân bức xúc.
Còn tại dự án The Legacy, một số hộ dẫn vẫn đang theo kiện liên quan đến tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ.
Chủ đầu tư sai, chính quyền làm ngơ
Trao đổi với PV Báo Giao thông về hiện tượng này, Luật sư Trần Văn Sơn (Đoàn LS TP Hà Nội) cho rằng, để xảy ra tình trạng chủ đầu tư bất chấp quy định pháp luật, bàn giao, đưa dân vào ở khi chưa được nghiệm thu, có một phần trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn.
Theo Luật sư Sơn, một tòa nhà chung cư mới xây dựng mà để dân vào ở đông đúc khi chưa được nghiệm thu, đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy rõ ràng đã có sự nương nhẹ, không quyết liệt thực hiện trách nhiệm của mình.
"Để giải quyết tình trạng trên, chính quyền địa phương cần tuyên truyền, vận động, quyết liệt không để dân vào ở cho đến khi dự án được nghiệm thu, bảo đảm bảo an toàn. Bên cạnh xử phạt chủ đầu tư, chính quyền địa phương nên cụ thể hoá trách nhiệm từng cán bộ quản lý xây dựng trên địa bàn", ông Sơn nói.
Đồng quan điểm, PGS.TS. Trần Chủng - nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, luật quy định một trong những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các công trình khi đưa vào vào khai thác vận hành phải ưu tiên các điều kiện thỏa mãn yêu cầu về an toàn sinh mạng cho mọi người.
"Nhà ở có nguy cơ sập, đổ, hệ thống điện nước có an toàn không, đầy đủ không… Các điều kiện khác liên quan đến an toàn sinh mạng như lan can có chắc chắn không chiều cao lan can ra sao rồi các vấn đề khác.
Vấn đề đảm bảo an toàn sinh mạng có những quy chuẩn quy định rất chặt chẽ. Thêm nữa là phải đảm bảo về an toàn PCCC được cơ quan PCCC kiểm tra nghiệm thu cấp giấy chứng nhận về an toàn PCCC. Đây đều là những điều rất quan trọng", ông Chủng nói.
Nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho rằng, lỗi chính vi phạm trực tiếp là chủ đầu tư đã bất chấp luật pháp, bất chấp quản lý ngang nhiên thách thức dư luận. Còn về phía chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước phải kiểm tra xử lý, can thiệp khi chủ đầu tư không tuân thủ quy định pháp luật.
Trách nhiệm quản lý về sự tuân thủ pháp luật là trách nhiệm của chính quyền. Còn nghĩa vụ của chủ đầu tư là phải tuân thủ pháp luật mà không tuân thủ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhà nước đã phân quyền trách nhiệm cho cơ quan quản lý thì phải quản lý sự tuân thủ pháp luật.
"Chủ đầu tư không tuân thủ vẫn cho dân vào ở mà chính quyền không quyết liệt xử lý là làm ngơ thiếu trách nhiệm. Luật đã quy định vì vậy cần quy rõ trách nhiệm. Chủ đầu tư sai quy trình, chính quyền, cơ quan Nhà nước lập tức phải có biện pháp can thiệp hành chính khác chứ không phải muốn làm gì thì làm. Chính quyền phải có trách nhiệm về quản lý trên địa bàn phải bảo vệ người dân đặc biệt liên quan đến vấn đề an toàn sinh mạng", ông Chủng nhấn mạnh.
Được biết, tháng 7/2020, UBND quận Hoàng Mai đã có quyết định xử phạt hành chính Công ty CP Sông Đà 1.01 chủ đầu tư Chung cư Viễn Đông Star 75 triệu đồng do bàn giao, đưa hạng mục công trình vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Ngày 18/9, UBND quận Thanh Xuân cũng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cty CP Đầu tư và Phát triển nhà số 41, chủ đầu tư dự án The Legacy, 106 Ngụy Như Kon Tum số tiền 75 triệu đồng với cùng lỗi vi phạm như trên.
-
Hà Nội: Loạt chung cư trong “danh sách đen” về phòng cháy chữa cháy
CafeLand - UBND TP. Hà Nội mới đây đã điểm tên một loạt chung cư vi phạm PCCC, trong đó hành vi vi phạm điển hình là đưa công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về PCCC.
-
Tỷ phú Trần Đình Long “bắt tay” tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại dự án trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á
Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Hà Nội do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025.
-
Hà Nội: 8 trường hợp công trình vi phạm sẽ bị cắt điện, nước từ 1/1/2025
Từ ngày 1/1/2025, thành phố Hà Nội sẽ triển khai biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng, theo quy định tại Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND.
-
Tương lai 17 vùng huyện của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, 2050 sẽ "lột xác" như thế nào?
Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050, Hà Nội quy hoạch 17 vùng huyện từ khu vực phía Bắc như Đông Anh, Mê Linh đến phía Tây như Hoài Đức, Quốc Oai, và phía Nam như Mỹ Đức, Thanh Trì....