Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Cùng với đó, ngành phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu cơ chế phù hợp để mua lại nhà ở thương mại làm nhà tái định cư, nhà ở xã hội phục vụ đối tượng chính sách của thành phố (khuyến khích các hình thức cho thuê, thuê mua, trả chậm).
Theo kế hoạch, năm 2013, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành xây mới 2,5 triệu m2 nhà ở. Trong đó, tiếp tục mở bán các dự án nhà ở thu nhập thấp tại khu đô thị Thanh Lâm-Đại Thịnh II, khu nhà ở Ngô Thì Nhậm, khu nhà ở Đại Mỗ, khu nhà ở Bắc Cổ Nhuế...; kiểm tra, đôn đốc các dự án đầu tư xây dựng nhà tái định cư tập trung phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; các dự án cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn.
Cùng với việc đầu tư xây dựng mới, thành phố tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mô hình xã hội hóa việc quản lý qũy nhà ở, hình thành các công ty quản lý, vận hành, khai thác nhà ở chuyên nghiệp.
Từ thực trạng 5.789 căn hộ và 3.483 lô nhà ở thấp tầng đang tồn kho, đặc biệt nợ xấu bất động sản tại Hà Nội chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu của ngân hàng cho thấy, thị trường nhà ở thương mại (phân khúc cao cấp, thấp tầng) trên địa bàn thành phố đang rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu thực sự của xã hội. Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập trung bình, thu nhập thấp vẫn còn rất lớn. Hiện toàn thành phố có khoảng 114.500 cán bộ công nhân viên chức có nhu cầu mua nhà ở.
Tuy nhiên, trong tổng số 14 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp đang triển khai, mới có 5 dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng với 2.978 căn hộ; một dự án đã bán ký hợp đồng mua bán nhà với 124 căn hộ; còn lại 8 dự án vẫn đang chuẩn bị đầu tư với tổng số 11.678 căn hộ. Bên cạnh đó, các dự án nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhà ở cho sinh viên cũng đang gặp khó khăn về vốn nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Hà Nội chủ trương cắt giảm, hạn chế nguồn cung, kích thích và hỗ trợ nguồn cầu, đồng thời tăng cường vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước.
Trước mắt, thành phố tạm dừng các dự án bất động sản chưa triển khai xây dựng và trên cơ sở rà soát các qũy nhà hiện có sẽ xem xét điều chỉnh lại quy hoạch, cơ cấu căn hộ theo phân khúc thị trường, sức mua của các đối tượng có nhu cầu.
Về chính sách tái định cư, thành phố sẽ chuyển sang cơ chế thị trường, đa dạng hóa hình thức tái định cư theo nhu cầu, bằng nhà hoặc đất; xã hội hóa đầu tư xây dựng, trong đó Nhà nước với vai trò điều tiết phân phối và quản lý thị trường này, đảm bảo phù hợp với chính sách bồi thường và hỗ trợ để người dân có cuộc sống tối thiểu bằng và tốt hơn nơi ở cũ.
Đặc biệt, để tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu thực sự mua được nhà, thành phố sẽ có chính sách kích cầu về tín dụng; sớm nghiên cứu thành lập Qũy tiết kiệm nhà ở và thí điểm mô hình Qũy đầu tư tín thác bất động sản để hỗ trợ người thu nhập thấp, trung bình được hưởng lãi suất ưu đãi; rút ngắn thời gian cho phép được chuyển nhượng khi mua nhà ở xã hội./.
-
Nhà đầu tư ngoại: Đừng trông mặt bắt hình dong
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) tại TP.HCM giảm mạnh trong năm 2012 và năm 2013 dự đoán sẽ còn nhiều biến động. <br/br>
-
Tập đoàn Khang Thông và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được UBND tỉnh Tiền Giang giao hàng trăm hecta đất để làm khu công nghiệp, thế nhưng nhiều năm nay, hai khu công nghiệp có quy mô hơn 550 ha bị bỏ hoang.
-
Thị trường bất động sản trông chờ kiều hối cuối năm
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, lượng kiều hối chuyển về thành phố năm 2012 đạt 4,1 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2011. Trong đó, lượng kiều hối chủ yếu chuyển về tăng mạnh vào quý 4/2012 do đây là thời điểm cận Tết nên kiều bào muốn gửi tiền về cho người thân trong nước. Hi vọng nguồn kiều hối dồi dào sẽ cứu thị trường bất động sản (BĐS) trong thời điểm thị trường đang “đóng băng”, nhiều công ty đã liên tục mở bán và trang hoàng các dự án BĐS để tiếp cận khách hàng một cách hiệu