Trước đó, theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND, bảng giá đất Hà Nội được áp dụng từ năm 2020 và dự kiến kết thúc vào ngày 31/12/2024.
Tuy nhiên, bảng giá đất hiện hành sẽ có hiệu lực áp dụng đến hết năm 2025 thay vì năm 2024 như quy định trước đó.
Việc kéo dài thời gian áp dụng của bảng giá đất, theo UBND TP Hà Nội, là để bảo đảm tính ổn định, phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi xây dựng bảng giá đất mới.
Bảng giá đất hiện hành tại Hà Nội sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2025.
Cũng theo quyết định vừa ban hành, việc xác định vị trí của từng thửa đất sẽ căn cứ vào khả năng sinh lợi, điều kiện cơ sở hạ tầng và khoảng cách tiếp cận đường, phố có tên trong bảng giá đất.
Cụ thể, đất thuộc vị trí 1 là đất có mặt giáp với đường, phố được ghi trong bảng giá đất. Đất ở vị trí 2 là đất tiếp giáp ngõ có mặt cắt từ 3,5 m trở lên. Vị trí 3 là đất đất giáp ngõ có mặt cắt từ 2 m đến dưới 3,5 m. Còn vị trí 4 là đất giáp ngõ có mặt cắt dưới 2 m.
Đối với các thửa đất xa đường, phố, giá đất sẽ được xác định bằng cách giảm giá theo từng khoảng cách cụ thể tính từ đường phố có tên trong bảng giá đất.
Cụ thể, với khoảng cách 200-300 m, giá đất giảm 5%; từ 300 m đến 400 m, giá giảm 10%; từ 400 m đến 500 m, giảm 15%; và từ 500 m trở lên, giảm 20%.
Ngoài ra, giá đất Hà Nội cũng phụ thuộc vào chiều sâu thửa đất.
Cụ thể, TP Hà Nội sẽ áp dụng chia lớp theo chiều sâu để xác định giá của một thửa đất. Lớp đất 0-100 m sẽ áp dụng 100% giá đất theo quy định; lớp 100-200 m giảm 10%; lớp 200-300 m giảm 20% và lớp từ 300 m trở lên giảm 30%.
Bảng giá đất nông nghiệp trong khu dân cư được bổ sung quy định linh hoạt.
Cụ thể, giá đất nông nghiệp trong khu dân cư có thể cao hơn giá đất nông nghiệp ngoài khu dân cư, nhưng không vượt quá 50% giá đất nông nghiệp tương ứng tại các khu vực khác.
Điều này, nhằm khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư hiệu quả, đồng thời bảo đảm lợi ích cho người sử dụng đất.
Đối với đất ở và đất thương mại dịch vụ tại nông thôn, bảng giá đất được chi tiết hóa theo từng xã và khu vực.
Đặc biệt, các thửa đất nằm ngoài phạm vi 200m từ các tuyến đường phố có tên trong bảng giá sẽ áp dụng mức giá giảm tương ứng với quy định về khoảng cách.
Việc gia hạn và điều chỉnh bảng giá đất lần này, nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và phù hợp với thực tiễn.
Đồng thời, đây cũng là bước đệm quan trọng để thành phố chuẩn bị cho việc xây dựng bảng giá đất mới trong giai đoạn 2026-2030, phù hợp với Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ năm 2024.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/12/2024. Trong thời gian tới, các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã sẽ triển khai thực hiện, đồng thời tăng cường tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện đúng quy định.
-
Hà Nội giao gần 2ha cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá
Trong tổng diện tích 19.727,5 m2 đất mà TP Hà Nội vừa giao cho huyện Thường Tín, có 11.066,7 m2 đất ở để quản lý, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.
-
Lộ diện tuyến đường đắt nhất tại quận có đại đô thị lớn nhất phía Tây Hà Nội
Với quyết định mới, tuyến đường đắt nhất tại quận này sẽ có giá gần 140 triệu đồng/m2.
-
Điều chỉnh bảng giá đất Bình Dương, cao nhất 52,1 triệu đồng/m2
Đối với đất ở đô thị, các tuyến đường loại I ở vị trí 1 của TP Thủ Dầu Một có giá đất cao nhất là 52,1 triệu đồng/m2. Mức giá mới này tăng gần 38% so với bảng giá đất cũ.
-
Hà Nội vẫn sử dụng bảng giá đất cũ để tính thuế đất
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố....