Dự án Park City với quy mô hơn 77 ha, nhưng lại được “miễn” 20% quỹ đất cho xây nhà ở xã hội.
Hơn 2 triệu m2 đất… khó giải trình?
Cách đây ít ngày, Đoàn giám sát của Ban Đô thị HĐND TP. Hà Nội về “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016 - 2020 và thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về Chương trình Nhà ở xã hội (NXH) tại các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm giai đoạn 2015-2017” đã được thành lập.
Với nhiệm vụ chính là xem xét báo cáo của các sở và giám sát trực tiếp tại Sở Xây dựng, kết hợp khảo sát thực tế tại một số dự án trên địa bàn Thành phố từ ngày 23 đến 30/8. Đoàn giám sát được thành lập ngay sau khi Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố báo cáo việc dành quỹ đất cho phát triển NXH trên địa bàn để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Lãnh đạo HĐND TP. Hà Nội cho biết, theo Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất (bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT và hình thức BOT) tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết để xây dựng NXH.
Nếu căn cứ vào diện tích chiếm dụng của các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố được cấp phép từ năm 2016 tới nay, diện tích đất dành cho nhà ở xã hội là trên 2,8 triệu m2 đất, trong khi thực tế cho thấy, diện tích xây dựng NXH chỉ là 526.000 m2 - chưa đạt mức 1/5 diện tích theo quy định.
Vậy, gần 2,3 triệu m2 đất “bị biến mất” đó chưa được triển khai, hay đã bị chuyển đổi mục đích xây dựng?
Những lô đất… nhà ở xã hội “bốc hơi”
Quy định về việc dành 20% tổng diện tích đất xây nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội có thể coi là một bước đột phá trong chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, quỹ đất “bốc hơi” làm nguồn cung NXH khan hiếm, khiến hy vọng của người dân về nhà ở thu nhập thấp trở nên xa vời.
Thanh tra Chính phủ từng cho biết, việc sử dụng 20% quỹ đất từ các dự án bàn giao lại đang có nhiều sai phạm, nhiều diện tích đất đã được giao lại cho chủ đầu tư xây nhà ở kinh doanh không đúng pháp luật.
Đơn cử, quỹ đất 20% tại Khu đô thị Cổ Nhuế, Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) đều được giao sai mục đích.
Hay tại Dự án Diamond Park (xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội) do CTCP Tập đoàn Videc làm chủ đầu tư đã phân lô biệt thự, nhà liền kề bán gần xong, nhưng NXH thì vẫn chưa triển khai.
Thậm chí, tại Dự án Park City (quận Hà Đông) quy mô hơn 77 ha lại được “miễn” quỹ đất 20% xây NXH. Chủ đầu tư dự án này từng lý giải, trước đây, Hà Tây không có nhu cầu phát triển quỹ nhà ở xã hội, nên Dự án không phải chịu quỹ đất này. Đồng thời, Dự án đã trả lại cho Thành phố khoảng 6.000 m2 đất dịch vụ.
Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sảnViệt Nam cho rằng, một số địa phương đang cố tìm ra lý do để trốn phần đất dành cho xây dựng NXH.
Theo ông Nam, ngoài tình trạng “quên” phê duyệt quy hoạch diện tích để xây nhà ở xã hội, thì phần lớn quỹ đất ở các dự án này đều bị bố trí ở xa trung tâm, trong khi hạ tầng, tiện ích, dịch vụ còn thiếu thốn từ bệnh viện, trường học đến các khu vui chơi.
Hay có tình trạng, nhiều mảnh đất nằm trong quy hoạch và đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, nhưng chính quyền địa phương “ngâm tôm” và không phân chia cho chủ đầu tư nào, sau một thời gian, chính quyền địa phương đột nhiên cấp cho chủ đầu tư khác làm nhà ở thương mại, ông Nam cho hay.
Thống kê của HĐND TP. Hà Nội cho thấy, từ năm 2016 đến hết tháng 3/2019, trên địa bàn Thành phố có 147 dự án nhà ở thương mại được quyết định chủ trương đầu tư với diện tích khoảng hơn 14.196.567 m2 đất, tổng vốn đầu tư khoảng 390.788 tỷ đồng; 13 dự án nhà ở xã hội với diện tích khoảng 526.645,7 m2 đất, tổng vốn đầu tư khoảng 36.041 tỷ đồng; 11 dự án nhà ở tái định cư với diện tích khoảng 219.169 m2 đất, tổng vốn đầu tư khoảng 19.523 tỷ đồng. |
-
Nhiều rủi ro và thiệt hại khi mua lại suất nhà ở xã hội
CafeLand - Nhà ở xã hội được bán cho các đối tượng đặc biệt với giá thấp hơn nhiều so với nhà ở thương mại; bởi vậy, nhiều người không thuộc diện được mua nhà ở xã hội nên quyết định mua suất nhà ở xã hội của người khác.
-
Tin vui cho người lao động thu nhập thấp tại Hà Nội
UBND Hà Nội vừa phê duyệt cập nhật danh mục 72 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị (đợt 4). Trong đó, thành phố bổ sung thêm 8 dự án nhà ở xã hội, tương đương gần 1.600 căn.
-
145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội không tính vào room tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo 9 ngân hàng triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội với hạn mức 145.000 tỷ, không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm và áp dụng đến năm 2030.
-
Xác nhận thu nhập cho lao động tự do muốn mua nhà ở xã hội thế nào?
Tôi là lao động tự do nên không có hợp đồng lao động. Khi tôi ra xã xác nhận điều kiện về thu nhập để đăng ký mua nhà ở xã hội thì xã không xác nhận với lý do, không có cơ sở để chứng minh thu nhập của tôi....