Nhiều tháng qua, bối cảnh thị trường BĐS trên cả nước, trong đó có Hà Nội đang hết sức ảm đạm, người chào bán thì nhiều mà người tìm mua thì ít, người bán liên tục hạ giá để thu hồi vốn, cắt lỗ còn người mua thì “bất động”, không dám xuất tiền vì sợ hớ. Tuy nhiên, các căn hộ chung cư cũ vẫn không hề có dấu hiệu giảm giá.
Theo chị Vũ Thị Thu, một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán chung cư cũ thì hiện nay, giá các căn hộ chung cư mới đã giảm đáng kể, còn giá đất dự án thì còn còn thê thảm hơn nhiều, có chỗ mất giá đến gần một nửa. Theo chị Thu, hiện nay, do cần tiền để trả nợ ngân hàng hoặc dồn tiền đóng cho các dự án đang góp tiền dở dang, nhiều người sẵn sàng bán căn hộ chung cư mới hoặc đất dự án với giá rất hạ nhưng vẫn không tìm được người mua. “Ai mà bỏ tiền mua chung cư mới hoặc đất dự án giai đoạn này là làm phúc cho người bán!” - chị Thu khẳng định.
Tuy
nhiên, tại Hà Nội, tùy theo mức độ sửa chữa nội thất và và trí khu vực,
giá nhà chung cư cũ vẫn rất cao. Theo đó, giá căn hộ ở khu vực Thanh
Xuân dao động trong khoảng 35-40 triệu/m2. Trong khi đó, khu Ngọc Khánh
(Ba Đình), căn hộ trên gác cũng phải 40-50 triệu/m2, thậm chí có người
còn rao bán với mức giá 60 triệu/m2, (tầng 4, diện tích 40m2 được rao
bán với giá 2,4 tỷ đồng). Còn nhà tầng 1, có chỗ đỗ được ô tô thì phải
70-80 triệu đồng/m2.
Đặc biệt, nhà D5 Khu Thái Thịnh, tầng 2, có
diện tích 24m2 được bán với giá 3,5 tỷ; nhà tầng 3 có diện tích 28m2
được bán với giá 2,6 tỷ...
“Các khu chung cư cũ tuy bên ngoàii trông có vẻ sập sệ, nhưng bên trong mọi người đều tự đập phá, cơi nới sửa chữa nên diện tích cũng không quá chật hẹp. Thêm vào đó, ra khỏi cửa là chợ, là trường học. Hàng rau, hàng thịt vào đến tận chân cầu thang mà lại tươi, rẻ hơn ở siêu thị nên chúng tôi chẳng bao giờ muốn đến ở các khu chung cư mới” - bà Liễu (A3 - Núi Trúc) tâm sự.
Một
lý do nữa khiến các khu chung cư cũ trở thành của hiếm, đó là những
người có điều kiện về kinh tế, nếu chuyển đi các khu chung cư mới hiện
đại hoặc mua nhà biệt thự… mà không khó khăn về tài chính thì đều vẫn
muốn giữ lại nhà chung cư cũ để cho thuê. Cũng với tư tưởng này, nhiều
nhà đầu tư nhỏ lẻ cho rằng, đầu tư vào chung cư cũ là rất an toàn, bởi
giá cả ổn định, chỉ có lên không có xuống, mà nếu có xuống giá hay khó
bán thì vẫn có thể cho thuê. Theo giá cả hiện nay, chỉ với một căn hộ
khoảng hơn 30-40m2, tùy theo vị trí và nội thất, có thể cho thuê từ 5-7
triệu đồng/tháng.
Cách đây 1-2 năm, nhiều người đổ xô mua căn hộ chung cư cũ với kỳ vọng khi nhà đập đi xây mới, họ sẽ được đổi căn hộ rộng hơn hoặc được ưu tiên mua kiốt bán hàng ở tầng 1. Giờ đây, tuy vấn đề này đang gặp trục trặc do quy định hạn chế xây nhà cao tầng của Thành phố, nhưng những người này vẫn không có ý định bán mà vẫn cố giữ lại, với tâm lý chờ đợi sự thay đổi của chính sách. Trong lúc đó, họ vẫn có thể cho thuê chứ không hề bị bỏ phí.
Ngoài
những lý do trên, thì đặc điểm tâm lý tình cảm của người Việt cũng góp
phần rất nhiều trong việc giữ giá, thậm chí đẩy cao giá nhà chung cư cũ.
Những người cao tuổi về hưu, đã ở nhiều năm trong căn hộ tập thể giờ
đây cũng muốn con cái họ quây quần bên cạnh cho vui lúc tuổi già. Cách
duy nhất là họ tìm mua những căn hộ tập thể cùng khu vực.
Lối sống cũng là một trong những lý do khiến người Hà Nội muốn ở lại các khu chung cư cũ. Ở đây, họ luôn có cảm giác ấm cúng và thân thiện...
Chính vì những lý do đó mà cho đến nay, dù thị trường BĐS đang nín thở chờ… chết nhưng nhà chung cư cũ vẫn ở tình trạng người mua nhiều hơn người bán, người đi thuê nhiều hơn người cho thuê. Chỉ cần có căn hộ tập thể rao bán hay cho thuê trên mạng, lập tức nhiều người sẽ dồn dập gọi điện đến hỏi mua, thuê.
Tâm lý, thói quen và sự kỳ vọng đang góp phần khiến nhà chung cư cũ thì quá đắt, còn nhà chung cư mới lại đang ế ẩm, khó bán. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chính sách giãn dân nội thành, chống ùn tắc giao thông và nâng cao chất lượng sống cho người dân, trong đó phải kể đến việc không ít nhà chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng gây mất an toàn cho tính mạng của người dân,