HDG đang là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn tại TP.HCM, trong đó có khu biệt thự Hà Đô tại quận 2 nhưng nhiều căn biệt thự tại đây dù đã xong phần thô lại bị bỏ hoang trong nhiều năm. Ảnh: Thanh Thịnh
Mục đích của việc thoái vốn nhằm tập trung và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các lĩnh vực trọng yếu của tập đoàn.
Hiện tại, tỷ lệ sở hữu của HDG tại Công ty cổ phần tư vấn Hà Đô là 51% và tại Công ty cổ phần Thương mại Hà Đô là 29,43%.
Được biết, Công ty Cổ phần Tư vấn Hà Đô tiền thân là Xí nghiệp Tư vấn Xây dựng trực thuộc Công ty CP Hà Đô - Bộ Quốc Phòng, được thành lập từ tháng 11 năm 2002. Xí nghiệp được chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình công ty cổ phần vào tháng 3/2008, hoạt động chính về tư vấn thiết kế, lập dự án và quản lý đầu tư xây dựng cho các dự án đầu tư, khảo sát xây dựng,…
Còn Công ty cổ phần Thương mại Hà Đô quản lý Trung tâm Tiệc cưới - Hội nghị Đại Dương nằm trên vị trí trung tâm quận Gò Vấp, TP.HCM với diện tích gần 4.000 m2.
HDG là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa từ năm 2005, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, bao gồm 12 công ty con và 2 công ty liên kết.
Mới đây, Bộ Quốc Phòng đăng ký bán hết hơn 7,55 triệu cổ phiếu HDG, tương đương 9,94% vốn điều lệ của Tập đoàn Hà Đô.
-
Hết “duyên nợ” với Bộ Quốc Phòng, các dự án Hà Đô sẽ ra sao?
CafeLand – Tập đoàn Hà Đô có mối quan hệ khăng khít với Bộ Quốc Phòng suốt nhiều năm qua. Có dự án của Hà Đô hiện đang triển khai trên nền đất cũ của các xí nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Quốc Phòng đã rút toàn bộ vốn tại doanh nghiệp này.