Gỡ khó cho công tác cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ngoài đê. Ảnh minh họa
Trước đó, tại cuộc họp ngày 4-3-2021, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn đã chủ trì cuộc họp về tháo gỡ khó khăn trong công tác cấp phép xây dựng các công trình nhà ở riêng lẻ tại các khu vực dân cư tập trung hiện có trên bãi sông thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Sau khi nghe báo cáo của Sở Xây dựng, ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo như sau:
Cơ bản thống nhất về nguyên tắc với nghiên cứu đề xuất của Sở Xây dựng về việc: Nghiên cứu, phân loại các trường hợp quản lý (không được xây dựng; cải tạo chỉnh trang; được xây dựng mới phù hợp với trường hợp phải di dân; trường hợp được tồn tại tại khu vực dân cư tập trung...) theo đúng ý kiến của Bộ Xây dựng tại Văn bản 3497/BXD-HDXD ngày 21-7-2020 và phù hợp quản lý quy hoạch; Quy mô xây dựng không quá 5 tầng (và 1 tum kỹ thuật) đối với trường hợp xây dựng mới tại khu vực bãi sông Hồng, kèm theo các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu công trình, thời hạn cấp phép, bảo đảm phù hợp, đồng bộ với việc thực hiện các loại quy hoạch xây dựng, quy hoạch phòng, chống lũ được phê duyệt.
Phó Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng, Tư pháp (mời Ban Pháp chế - HĐND thành phố) kiểm tra, làm rõ giá trị pháp lý của Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11-12-2009 của HĐND thành phố; Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 28-2-2011 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt chi tiết chỉ giới thoát lũ trên tuyến sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18-2-2016 phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội rà soát, xác định giá trị pháp lý của hệ thống các quy hoạch đã được phê duyệt (quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2.000 các quận trước đây; quy hoạch chung xây dựng huyện...) theo phương pháp chồng bản đồ.
Trên cơ sở đó, xây dựng bản đồ các khu vực quản lý theo quy hoạch được duyệt tổng hợp, phù hợp, có hiệu lực pháp lý; xác định khu vực quản lý hợp lý, phát hiện bất cập (nếu có) đối chiếu định hướng Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, quy hoạch xây dựng vùng huyện và đề xuất biện pháp xử lý. Trong giai đoạn quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, quy hoạch xây dựng vùng huyện liên quan chưa được duyệt, mọi trường hợp cấp phép xây dựng mà phù hợp quản lý chỉ nên là có thời hạn.
Sở Xây dựng nghiên cứu phương pháp quản lý các khu vực bãi sông khác trên địa bàn thành phố để thống nhất quản lý và đồng bộ (trong phạm vi đề xuất quản lý của Sở Xây dựng hiện nay là sông Hồng).
-
Hiểu đúng về 3 trường hợp nhà được miễn phép xây dựng
Ba trường hợp nhà riêng lẻ được miễn giấy phép xây dựng nhưng người xây nhà vẫn phải có thông báo bằng văn bản đến cơ quan chức năng trước khi xây dựng.
-
Căn hộ bình dân “vắng bóng”, xu hướng thuê nhà ngày càng tăng cao
Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ khan hiếm, giá căn hộ lại neo cao, người dân đã bắt đầu chuyển sang xu hướng thuê nhà, đặc biệt tại các dự án có đủ tiện ích để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống mà vẫn đảm bảo khả năng tài chính....
-
Vì sao Hà Nội hoãn tìm chủ cho khu đô thị hơn 2.600 tỷ đồng tại Mê Linh?
UBND TP Hà Nội mới đây có quyết định về việc hoãn việc lựa chọn nhà đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Thịnh tại xã Mê Linh và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.
-
Thu hồi 136ha đất để triển khai hai tuyến vành đai trọng điểm của Hà Nội
Hà Nội dự kiến thu hồi khoảng 136ha đất để triển khai hai dự án giao thông trọng điểm với tổng vốn đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, bao gồm đoạn đường Vành đai 3,5 từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đoạn đường Vành đai 2,5 từ Nguyễn Trã...