Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, mức tăng trưởng của ngành xây dựng nước ta vào quý 3 vừa qua cao hơn 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. GlobalData, một công ty phân tích dữ liệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh cho biết ngành xây dựng tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong quý cuối cùng của năm 2020 và có thể ghi nhận tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả năm rơi vào khoảng 5,5%.
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành xây dựng nước ta trong 5 năm (2015-2019) đạt 9,6%. Tuy nhiên, việc nhiều hoạt bị gián đoạn do các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona đã khiến ngành xây dựng ở Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận mức tăng trưởng thấp hơn 5% sau 7 năm. Cụ thể, mức tăng trưởng trong quý 1 và quý 2 năm 2020 lần lượt là 4,4% và 4,6%.
Dhananjay Sharma, chuyên gia phân tích lĩnh vực xây dựng tại GlobalData nhận xét: “Nỗ lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) sẽ hỗ trợ ngành xây dựng trong giai đoạn 2020 - 2024. Vào tháng 6 năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật đầu tư theo hình thức PPP nhằm điều tiết các hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư tư nhân theo mô hình PPP”.
“Việt Nam có kế hoạch mở rộng đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng để giúp hỗ trợ tăng trưởng sản lượng xây dựng nói chung đồng thời tập trung vào cải thiện kết nối khu vực thông qua phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ và đường hàng không”.
Lĩnh vực xây dựng nhà ở có thể sẽ vẫn chịu áp lực trong ngắn hạn. Hiện nay, chính phủ vẫn đang hỗ trợ để triển khai các kế hoạch xây dựng nhà ở giá rẻ dành cho người lao động có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư tư nhân, chính phủ cũng đang khuyến khích nhiều chủ đầu tư xây dựng phân khúc nhà ở giá rẻ. Cụ thể, 1,3 tỷ USD đã được chi ra cho việc xây dựng nhà ở thuộc phân khúc này trong giai đoạn từ năm 2018-2022.
Ông Sharma kết luận: “Sự vươn lên của Việt Nam đem đến một giải pháp thay thế cho nhiều cơ sở sản xuất của các tập đoàn lớn ở Trung Quốc. Các khoản đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng lên, điều này sẽ có tác động mạnh lên nền kinh tế nói chung”.
-
Chính phủ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án khu đô thị
CafeLand - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 164 về việc tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo qui định tại Nghị định số 11/2013 ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Quản lí đầu tư phát triển đô thị.
-
Nhiều công trình xẻ núi, san đồi ở Tam Đảo: Tỉnh quyết liệt, cấp dưới làm ngơ?
Dù có nhiều chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc xử lý các công trình không phép, sai phép, thế nhưng huyện Tam Đảo, thị trấn Tam Đảo vẫn để những công trình manh mún, nhỏ lẻ chen chúc nhau xây dựng, phá nát một địa điểm nghỉ dưỡng nên thơ.
-
Xây nhà máy điện khí 6 tỉ USD tại Huế
Cafeland - Nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) do Công ty CP Chân Mây LNG đầu tư và phát triển dự kiến đặt tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, có tổng công suất thiết kế 4.000MW, tổng vốn đầu tư 6 tỉ USD.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.