Ngày 14/4, HĐND tỉnh Bình Phước đã tổ chức kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2025 hơn 11.500 tỷ đồng để xây dựng 2 tuyến cao tốc đi qua địa bàn.
Theo đó, bố trí 1.000 tỷ đồng để xây dựng cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Bố trí 10.536 tỷ đồng để thực hiện tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Kỳ họp thông qua nghị quyết về việc bổ sung vốn Trung ương để xây dựng 2 cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Bình Phước
Kỳ họp cũng đã biểu quyết thông qua nghị quyết cho ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án thành phần 1 dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành theo phương thức đối tác công tư tại Tờ trình số 58/TTr-UBND ngày 12/4/2025 của UBND tỉnh Bình Phước.
Bản đồ hướng tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành là dự án quan trọng quốc gia, có tổng chiều dài khoảng 124km. Trong đó, đoạn qua Đắk Nông dài khoảng 23km, và qua Bình Phước dài khoảng 101km.
Giai đoạn phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe cao tốc, và giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe. Tốc độ theo thiết kế từ 100-120km/h. Diện tích sử dụng đất khoảng 1.290ha (bao gồm cả bãi đổ thải và đất tái định cư). Tổng mức đầu tư đề nghị thẩm định, phê duyệt khoảng 20.434 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP). Dự án bắt đầu thi công năm 2025, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác vận hành năm 2027.
Mục tiêu đầu tư dự án nhằm xây dựng tuyến cao tốc trọng điểm kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, kết nối các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và các địa phương khác trong vùng với TP.HCM.
Qua đó tạo không gian, động lực phát triển mới cho vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; khai thác các tiềm năng sẵn có; từng bước cơ cấu lại kinh tế vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và quốc gia.
Theo UBND tỉnh Bình Phước, dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành không chỉ mang ý nghĩa phát triển hạ tầng, mà còn góp phần ổn định an sinh xã hội và tăng cường năng lực quốc phòng - an ninh khu vực.
Về việc liên kết hạ tầng giao thông đô thị, liên kết tỉnh, tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đóng vai trò là trục động lực giao thông liên vùng phù hợp với định hướng quy hoạch giao thông quốc gia và chiến lược phát triển vùng của Chính phủ.
Theo đó dự án sẽ góp phần kết nối hiệu quả các trục giao thông hướng tâm như quốc lộ 14, các tuyến kết nối khu vực cửa khẩu Hoa Lư, khu kinh tế - công nghiệp trọng điểm phía Nam… giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, lưu thông con người.
Đồng thời mở rộng không gian phát triển, giãn dân, phát triển đô thị và công nghiệp theo định hướng quy hoạch. Giảm áp lực cho các tuyến quốc lộ hiện hữu, đặc biệt là quốc lộ 14 và các tuyến đường nội ô trung tâm đô thị trọng điểm.
Về chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) giúp huy động nguồn lực xã hội, giảm áp lực vốn nhà nước; tận dụng được thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý khối tư nhân; phân chia rủi ro hợp lý giữa nhà nước và nhà đầu tư.
-
Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đón tin vui về nguồn vật liệu xây dựng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa làm việc với tỉnh Bình Phước và Đắk Nông để tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.
-
13 dự án nhà ở nào sắp được bổ sung vào quy hoạch chung đô thị Chơn Thành?
UBND tỉnh Bình Phước vừa tổ chức cuộc họp thông qua điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị Chơn Thành, trong đó có nội dung bổ sung 13 dự án khu dân cư vào quy hoạch.
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 147/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 138/2024/QH15 ngày 28/6/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).








-
Sau Đồng Nai, Bình Phước đề xuất đầu tư tuyến đường kết nối huyết mạch qua cầu Mã Đà
Sau khi tỉnh Đồng Nai công bố kế hoạch xây dựng cầu Mã Đà nối liền với tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Phước đã nhanh chóng đề xuất phương án nâng cấp và mở rộng tuyến đường ĐT753 nhằm tạo sự kết nối đồng bộ giữa hai tỉnh....
-
Vì sao Bình Phước và Đồng Nai chưa có tuyến đường kết nối trực tiếp?
Mặc dù có đường biên giới chung dài tới 160km, nhưng đến nay Bình Phước và Đồng Nai vẫn chưa được kết nối trực tiếp bằng đường bộ.
-
Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đón tin vui về nguồn vật liệu xây dựng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa làm việc với tỉnh Bình Phước và Đắk Nông để tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.