Theo đó, bà Largarde cho rằng tại nhiều quốc gia, ngành tài chính sẽ vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu trong khi nguy cơ tài chính sẽ tiếp tục gia tăng tại các thị trường mới nổi. Những điều này đồng nghĩa với việc triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ “khá thất vọng” và không đồng đều trong năm tới.
Bà Lagarde đánh giá trong hiện tại khả năng phát triển kinh tế đang bị kìm hãm bởi những yếu tố như năng suất thấp, dân số ngày càng già đi và những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo theo triển vọng kinh tế trung hạn cũng bị suy yếu.
Bên cạnh đó, những triển vọng chưa rõ ràng từ việc Mỹ nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006 và sự chững lại của nền kinh tế thứ hai thế giới là Trung Quốc cũng góp phần tạo ra “sự thiếu chắc chắn” về triển vọng phát triển cũng như những nguy cơ bất ổn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Dù đánh giá việc Mỹ bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ và Trung Quốc đang dần chuyển đổi sang mô hình phát triển mới là việc làm cần thiết và tốt cho nền kinh tế thế giới, bà Lagarde cũng cảnh báo hai xu thế trên cần phải được thực hiện một cách hiệu quả và “êm đẹp” nhất có thể.
Trong khi đó, việc xử lý các khoản nợ xấu sẽ giúp Eurozone cải thiện triển vọng phát triển, giúp hệ thống ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, từ đó tăng hiệu quả của việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Cũng theo Giám đốc IMF, hầu hết các quốc gia phát triển trừ Mỹ và có thể cả Anh, sẽ tiếp tục cần nới lỏng các chính sách tiền tệ trong tài khóa tiếp theo./.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).