Giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề khó khăn khi một số hộ dân không thực hiện đúng quy định pháp luật dẫn đến việc cơ quan chức năng phải thực hiện cưỡng chế, vừa mất thời gian, vừa tốn kém nhân lực, vật lực…
Cưỡng chế thu hồi đất của ông Thơm để thực hiện Dự án Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL thuộc phường Long Hòa, quận Bình Thủy.
Dự án Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL, thuộc phường Long Hòa, quận Bình Thủy do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư với tổng diện tích đất thu hồi khoảng 0,59ha, có 21 hộ dân bị ảnh hưởng.
Đa số hộ dân bị ảnh hưởng đã đồng ý bàn giao mặt bằng, chỉ còn vài hộ vẫn không chịu di dời, bàn giao đất cho chủ dự án triển khai xây dựng công trình, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Thơm (ngụ đường Phạm Ngũ Lão, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và bà Trần Lê Mộng Trân (ngụ đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).
Hộ ông Nguyễn Văn Thơm có 655,4m2 đất ở đô thị và cây lâu năm bị ảnh hưởng bởi dự án và được bồi thường, hỗ trợ trên 607 triệu đồng. Bà Trần Lê Mộng Trân có 234,8m2 đất trồng cây lâu năm bị ảnh hưởng bởi dự án và được bồi thường, hỗ trợ trên 211 triệu đồng.
Cả ông Thơm và và Trân đều không đủ điều kiện tái định cư. Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất quận Bình Thủy đã triển khai niêm yết quyết định thu hồi và quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… nhưng ông Thơm và bà Trân không chấp nhận, không di dời công trình, vật kiến trúc, cây trồng để bàn giao mặt bằng, thực hiện công trình.
Xem thêm: Tin tức bđs cần thơ mới nhất
Ông Trần Thanh Bình, Chủ tịch UBND quận Bình Thủy, cho biết: “Ngành chức năng của quận đã giải quyết đầy đủ chính sách về bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng và các tổ chức đoàn thể cũng đã nhiều lần tuyên truyền, vận động các hộ gia đình thực hiện quy định về thu hồi đất. Tuy nhiên, các hộ gia đình vẫn không đồng ý nhận kinh phí bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án. Để đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện dự án, UBND quận Bình Thủy đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với các trường hợp trên. Để người dân hiểu và chấp hành đúng chính sách pháp luật về giải phóng mặt bằng, UBND quận Thủy đề nghị các tổ chức đoàn thể phối hợp cùng UBND phường Long Hòa tiếp tục vận động để tất cả các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đầy đủ các chính sách hiện hành trên cơ sở vận dụng theo hướng có lợi nhất cho người dân có đất bị thu hồi”.
Giải phóng mặt bằng là một trong những khâu khó khăn trong việc triển khai các dự án. Một trong các nguyên nhân chính là người dân không đồng tình về giá đền bù. Bà Trần Lê Mộng Trân, người có đất bị thu hồi cho biết: “Tôi vẫn đồng ý bàn giao mặt bằng cho dự án thực hiện. Tuy nhiên, giá đền bù quá thấp, 234,8m2 đất cây lâu năm, Nhà nước chỉ bồi thường hỗ trợ cho tôi có trên 211 triệu đồng. Tôi sẽ tiếp tục khiếu nại vấn đề về giá đối với phần đất bị thu hồi này”.
Ông Trương Tấn Thái, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Thủy, chia sẻ: “Nếu người dân đồng ý bàn giao mặt bằng, cơ quan chức năng không cần cưỡng chế thì người bị thu hồi đất sẽ hưởng được nhiều quyền lợi, cụ thể là tiền thưởng. Nếu người dân không đồng ý về giá bồi thường, có thể tiếp tục khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Các cơ quan chức năng không muốn phải cưỡng chế các hộ dân vì khi cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất thì tốn kém rất nhiều nhân lực và vật lực cũng như thời gian của cơ quan chức năng. Hiện tại, phần đất ông Thơm đã được tiến hành cưỡng chế xong, phần đất bà Trân đã tự nguyện bàn giao cho đơn vị thi công. Dự án Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL hiện vẫn còn một số hộ chưa thực hiện bàn giao mặt bằng, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục vận động người dân, nếu không đồng tình sẽ tiến hành xử lý theo quy định pháp luật”.
Dự án Trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL là dự án thuộc Hợp phần I Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL” do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư. Dự án được thực hiện từ năm 2017- 2022. Dự án nhằm mục tiêu: thu thập, chuẩn hóa, tích hợp, lưu trữ quản lý được dữ liệu đa ngành vùng ĐBSCL, đảm bảo dữ liệu được chuẩn hóa đồng bộ về thời gian, không gian, có độ tin cậy cao... Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL sẽ được xây dựng tại TP Cần Thơ trên không gian kiến trúc xanh, thân thiện với môi trường. Trung tâm sẽ được trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại; cơ sở dữ liệu tích hợp đa ngành và chuyên ngành về tài nguyên và môi trường và các chuyên ngành khác có liên quan được tích hợp chuẩn hóa và lưu trữ phục vụ cho chương trình, dự án, hoạt động thích ứng khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL. |
-
Cần Thơ loại bỏ 10 đồ án quy hoạch từ những năm 1999
CafeLand - UBND TP Cần Thơ vừa có quyết định bãi bỏ 10 đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 tại quận Ninh Kiều và Bình Thủy vì đã lỗi thời không còn phù hợp.
-
Cần Thơ gấp rút khởi công dự án gần 7.300 tỷ đồng mở rộng hơn 7km quốc lộ huyết mạch
Đoạn quốc lộ 91 với chiều dài hơn 7km đi qua địa bàn TP. Cần Thơ sẽ được nâng cấp, mở rộng với tổng kinh phí lên đến gần 7.300 tỷ đồng. UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị liên quan để sớm khởi công dự án này trong đầu năm 2025....
-
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc
TOD (Transit Oriented Development) - mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và thanh khoản ...
-
Bộ GTVT chỉ đạo khẩn về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án hạ tầng giao thông
Để hoàn thành mục tiêu 3.000km đường cao tốc vào năm 2025, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu phối hợp với các địa phương sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung ứng vật liệu xây dựng....