Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Quảng Ninh vẫn chưa phát huy hết thế mạnh vốn có. Ảnh minh hoạ
Chuyển biến ấn tượng về hạ tầng giao thông
Tại buổi hội thảo “Bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng Quảng Ninh 2020” diễn ra mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), cho biết từ những năm 2010, điểm nhấn về giao thông duy nhất của Quảng Ninh là cây cầu Bãi Cháy được thực hiện bằng vốn ODA của Nhật Bản.
Hầu hết các tuyến quốc lộ đều xuống cấp, thiếu tính kết nối vùng, đường tỉnh chỉ đạt cấp IV miền núi, đường liên xã bê tông hóa chỉ đạt trên 30% và xuống cấp. Để đi từ TP. Hạ Long đến các địa phương khu vực miền Đông, miền Tây của tỉnh, nếu đi bằng ô tô cũng mất từ 2-5 tiếng đồng hồ; còn từ Hà Nội về đến TP. Hạ Long cũng phải 4-5 tiếng đồng hồ.
Khi đó, về kinh tế - du lịch, Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc với vịnh Hạ Long, chùa Yên Tử, chùa Ba Vàng, vịnh Bái Tử Long, Trà Cổ, Bãi Cháy, đảo Tuần Châu, đảo Cô Tô…
Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng toàn tỉnh cũng chỉ có vài chục khách sạn và không có nhiều địa điểm vui chơi giải trí, ông Đính cho biết.
Trong 10 năm trở lại đây, Quảng Ninh đã có sự phát triển thần tốc. Về hạ tầng đô thị, có thể thấy tốc độ đô thị hoá trên địa bàn Quảng Ninh thời gian qua diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều và huyện Tiên Yên.
Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông ở Quảng Ninh không thể không kể đến ba công trình trọng điểm: cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách du lịch quốc tế Hạ Long và tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn.
Ngoài ra còn có tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, góp phần hoàn thiện tuyến cao tốc kéo dài từ Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đến Hạ Long, vươn dài tới cửa khẩu Móng Cái, tạo thành hành lang đường bộ đầu tiên kết nối các tỉnh phía bắc với thị trường Trung Quốc.
Sự phát triển về hạ tầng đô thị và giao thông là nền tảng để các chỉ số về tăng trưởng du lịch Quảng Ninh bao giờ cũng thuộc hàng cao nhất cả nước. Trong năm 2019, tỉnh Quảng Ninh thu hút gần 12 triệu lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Quy hoạch hạ tầng, giao thông hoàn thiện cùng với thế mạnh về du lịch đã trở thành tiền đề cho nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án lớn tại Quảng Ninh, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số 40 dự án bất động sản nghỉ dưỡng (tính đến năm 2019) với nhiều loại hình bất động sản cùng hàng chục nghìn sản phẩm.
Chưa xứng với tiềm năng
Mặc dù Quảng Ninh mỗi năm tiếp đón gần 6 triệu khách quốc tế (chiếm 30% tỷ trọng cả nước), hàng chục triệu khách nội địa du lịch nhưng phần lớn là khách du lịch ngắn ngày, chi tiêu ít. Điều này không tương xứng với tiềm năng kinh tế - giao thông - du lịch tại đây khi thực tế tiềm năng của Quảng Ninh có thể đáp ứng gấp 2, thậm chí gấp 3 số lượng khách nêu trên.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tỉnh Quảng Ninh có thể thúc đẩy tăng trưởng lượt khách và kéo dài hơn thời gian lưu trú của khách du lịch?
Trả lời câu hỏi này, ông Đính đã đưa ra có 5 giải pháp cần thiết:
Thứ nhất, xu hướng hiện nay khi đi du lịch, khách hàng mong muốn phải kết hợp được nhiều hoạt động, nhiều mục đích như: vui chơi, nghỉ dưỡng, giải trí, mua sắm, trải nghiệm thậm chí có thể kết hợp công việc như hội họp, gặp mặt,… cho nên việc hình thành những khu du lịch có quy mô lớn, đa dạng tính tiện ích, chức năng. Đây là xu hướng cần phải thay đổi cho những khu du lịch đơn điệu chỉ thuần túy các hoạt động ăn uống, nghỉ ngơi trước đây của Quảng Ninh.
Thứ hai, cần khuyến khích đầu tư nhiều hơn nữa các dự án, công trình vui chơi, giải trí đạt chuẩn Quốc tế để khách du lịch có nhiều lựa chọn, nhiều hứng thú hơn. Đồng thời phải tạo thêm nhiều khu trung tâm thương mại, mua sắm mà Quảng Ninh cũng như nhiều địa phương du lịch trên cả nước đang rất thiếu.
Thứ ba, thời gian hoạt động của khách du lịch mới chỉ dừng lại ở phạm vi ban ngày. Quảng Ninh và nhiều địa phương khác đang thiếu các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí về đêm. Đây hoạt động mà rất nhiều khách du lịch hứng thú lựa chọn.
Thứ tư, các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cần phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, tính đa dạng và chất lượng dịch vụ cung cấp nhằm thu hút, thỏa mãn và duy trì khách du lịch đến với cơ sở, tạo hiệu quả cao trong khai thác kinh doanh.
Thứ năm, Quảng Ninh cần có giải pháp đồng bộ, quyết liệt để đạt hiệu quả trong hoạt động quảng bá, truyền thông đến thị trường du lịch trong nước, đặt biệt là thị trường Quốc tế.
“Nếu chính quyền và các doanh nghiệp dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Quảng Ninh phối hợp làm tốt các giải pháp trên, chắc chắn sẽ tạo được niềm tin để thu hút các nhà đầu tư tìm đến ngày một đông hơn. Việc giải bài toán tìm đầu ra cho các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, trong đó có cả các siêu dự án cũng sẽ được giải quyết hiệu quả”, ông Đính nhấn mạnh.
-
Dư địa phát triển bất động sản sinh thái tại Lâm Đồng
Xu hướng “bỏ phố về vườn” đang thể hiện rất rõ nét trên thị trường BĐS hiện nay, nhất là thời điểm dịch bệnh Covid-19. Trong đó các khu vực như Lộc Tân, Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang trở thành những khu vực đáp ứng được các điều kiện về thiên nhiên cho xu hướng này.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phục hồi ra sao trong năm 2025?
Sau một khoảng thời gian trầm lắng tương đối dài, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2025 được dự báo có thêm nhiều tín hiệu tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi. Trong đó là những dấu ấn nổi bật về tăng trưởng khách du lịch năm 2024 và những kỳ vọ...
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.