Trong những năm qua, việc phát triển công trình xanh, thúc đẩy nghiên cứu sản xuất, sử dụng các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường là một trong những ưu tiên của ngành xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Tấm panel kích thước lớn, giá cả hợp lý, thi công nhanh chóng, dễ thay thế, sửa chữa… ngày càng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn
Nhận thức được tầm quan trọng của công trình có kiến trúc bền vững, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển các loại vật liệu vật liệu mới.
Trong đó, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, các công trình xây dựng được đầu tư bằng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công phải sử dụng 100% vật liệu xây dựng không nung. Tỉ lệ này tại các công trình xây dựng từ chín tầng trở lên là tối thiểu 90%.
Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, các loại vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, cát, đá xây dựng, gạch ốp lát... đồng loạt tăng giá đã ảnh hưởng tới tiến độ, chi phí xây dựng của nhiều công trình. Không chỉ những dự án, công trình lớn rơi vào cảnh mất kiểm soát chi phí mà ngay cả những chủ thầu xây dựng nhỏ, chuyên thi công nhà dân sinh cũng lao đao, tìm mọi cách để xoay xở.
Do đó, trước áp lực đạt tiêu chuẩn xanh, tiết kiệm chi phí khiến các chủ đầu tư tìm đến những loại vật liệu mang yếu tố bền vững. Vật liệu không nung là một trong số những loại vật liệu đáp ứng được tiêu chí đó và đang trở thành xu hướng mới trong ngành xây dựng.
Nhiều lợi ích lâu dài
Với ngành xây dựng, bên cạnh tiết kiệm chi phí trong quản lý vận hành, các yếu tố thẩm mỹ, thì nhiều chuyên gia đánh giá việc tiết kiệm chi phí trong vật liệu xây dựng cần được ưu tiên hàng đầu.
Trên thực tế, nhiều đơn vị không đưa ra được lựa chọn đầu tư hợp lý, hậu quả kéo theo là chi phí bảo trì, sửa chữa rất lớn, dự án khi đưa vào hoạt động gặp nhiều trục trặc và kết quả khai thác kinh doanh thấp trong suốt vòng đời của dự án.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho rằng, không phải lựa chọn các loại vật liệu chi phí thấp, giá rẻ sẽ đem lại giá trị cao trong thời gian dài hạn.
Các sản phẩm vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường có chi phí lắp đặt, giá thành ban đầu có thể cao hơn vật liệu truyền thống. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, những sản phẩm công nghệ mới sẽ tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, tối ưu hơn với vòng đời sử dụng dài hơn. Đó chính là yếu tố giúp tiết kiệm tiền cho người sử dụng, chủ đầu tư.
Các vật liệu thi công nhanh được ưa chuộng
Hiện nay, cơn “bão giá” của các loại vật liệu xây dựng truyền thống đã giúp đẩy mạnh xu hướng sử dụng các loại vật liệu mới thay thế. Những vật liệu mới nhiều tiện ích, giá cả hợp lý, thi nhanh chóng, dễ thay thế, sửa chữa… ngày càng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.
Trước áp lực của bão giá vật liệu xây dựng, tiết kiệm chi phí khiến các chủ đầu tư tìm đến những loại vật liệu mang yếu tố bền vững
Với những tính năng ưu việt như trọng lượng siêu nhẹ, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt mà lại đảm bảo tiêu chí về tiến độ, tính thẩm mỹ cũng như tiết kiệm chi phí đã giúp tấm panel bê tông khí được nhiều công trình ưu tiên sử dụng.
Tấm panel được cấu tạo ba lớp, gồm lớp tôn mạ kẽm bên ngoài; lớp giữa là vật liệu cách nhiệt, chống cháy, cách âm như xốp EPS, PU, khoáng... lớp trong cùng là tôn mạ kẽm hoặc giấy bạc.
Các tấm panel có trọng lượng nhẹ, dễ dàng ghép nối lại với nhau mà không cần chất kết dính từ bên ngoài, kích thước có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của chủ đầu tư. Đặc tính này giúp giảm tải trọng, giảm kết cấu nền móng tối đa cho công trình xây dựng. Từ đó, tấm panel bê tông khí chưng có thể giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh tốc độ thi công.
Hơn nữa, tấm panel có trọng lượng nhẹ nên không chỉ giảm rủi ro trong quá trình vận chuyển, mà tốc độ lắp đặt thi công xây dựng tốn ít nhân lực, chi phí trả công cũng được tối ưu.
Các tấm panel có trọng lượng nhẹ, dễ dàng ghép nối lại với nhau mà không cần chất kết dính từ bên ngoài
Ngoài ra, kích thước lớn của tấm panel cũng giúp giảm chi phí hoàn thiện công trình. Do đó, các tấm panel được dùng xây tường bao, vách ngoài, vách bao che cho nhà xưởng, mái, nhà kho, phòng sạch hay phòng lạnh… đang dần thay thế hoàn hảo cho các vật liệu xây tường truyền thống.
Việc sử dụng tấm panel mang lại hàng loạt lợi ích cho cả chủ đầu tư lẫn người sử dụng như tiết kiệm các loại chi phí trong xây dựng, tăng diện tích sử dụng, giảm tác động xấu đến môi trường tự nhiên.
Tương tự, tấm ốp nano cũng đang dần thay thế những vật liệu truyền thống như sơn, gạch ốp tường, thạch cao… nhờ có độ dẻo dai, bền, không thấm nước, chịu được nhiệt, chống cháy, cách âm tốt.
Vật liệu tấm ốp nano được làm từ nhựa nguyên sinh, các phụ gia bột đá, có thể tái chế góp phần giảm ô nhiễm môi trường so với các loại vật liệu nhựa khác. Bên cạnh đó, giá thành của vật liệu này cũng rẻ hơn so với đá tự nhiên mà màu sắc tương đồng, tiết kiệm chi phí thi công và lắp đặt.
-
Tấm EVG-3D Panels: Vật liệu xây dựng mới cho nhà cao tầng
Tấm EVG-3D Panels có kết cấu vỏ ba chiều, lõi có cốt thép cường độ cao, tiết diện rỗng, có khả năng cách âm, cách nhiệt…
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ra chỉ đạo “nóng” ngăn chặn nạn đầu cơ làm tăng giá cát xây dựng
Sau 3 tháng bỏ quy định kê khai giá cát, Quảng Ngãi yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kê khai giá cát trở lại để ngăn ngừa tình trạng đầu cơ, độc quyền làm tăng giá cát xây dựng.
-
Lấp “lỗ hổng” thất thoát, lãng phí trong hệ thống định mức, đơn giá xây dựng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện chính sách, bảo đảm việc ban hành định mức, đơn giá xây dựng được kịp thời, phù hợp với thị trường, chống thất thoát, lãng phí....