Một công trình ở xã Tân Hưng (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) chỉ vài công nhân làm “cầm chừng” chờ giá VLXD hạ nhiệt.
Đối với các gói thầu thi công xây dựng quy mô nhỏ (có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ) đã đóng thầu nhưng chưa lý hợp đồng, hoặc đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng chưa tổ chức lựa chọn nhà thầy, cũng như các gói thầu sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: Cho phép áp dụng hình thức thực hiện hợp đồng khai thác ngoài hình thức hợp đồng trọn gói (theo điểm c khoản 1, Điều 62, Luật Đấu thầu số 43/QH13 quy định các gói thầu quy mô nhỏ bắt buộc phải áp dụng theo hình thức hợp đồng trọng gói).
Trước đó, nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin về tình trạng giá VLXD tăng cao bất thường, ảnh hưởng lớn việc triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư công tại Cà Mau và nhiều địa phương trong cả nước.
Không lâu sau, Bộ Xây dựng có công văn (số 1545/BXD-KTXD, ngày 10-5-2021) gởi các bộ, ngành có liên quan, cũng như yêu cầu các tỉnh, thành trong cả nước: Tổ chức rà soát, nắm tình hình thực tế ảnh hưởng của việc tăng giá VLXD trong thời gian gần đây đối với các công trình, dự án, các thiệt hại (nếu có) cũng như kiến nghị, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Tại Cà Mau, qua báo cáo rà soát của cơ quan chức năng, trong năm 2021, toàn tỉnh đã và đang triển khai thực hiện khoảng 300 gói thầu xây dựng công trình, với tổng giá trị khoảng 7.000 tỷ đồng (có 200 gói thầu đang triển khai, tổng giá trị khoảng 4.000 tỷ đồng).
Trong đó, có khoảng 260 gói thầu thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói hoặc đơn giá cố định, với tổng giá trị là 3.250 tỷ đồng, còn lai là các gói thầu theo đơn giá điều chỉnh.
Với số lượng công trình nêu trên, ước tính tổng số vật liệu xây dựng được sử dụng thường xuyên là: khoảng 1,7 triệu khối cát các loại, khoảng 1,2 triệu khối đá các loại và khoảng 29.000 tấn thép các loại…
Tuy nhiên, từ những tháng đầu năm 2021 đến nay, giá một số VLXD thiết yếu tăng cao bất thường (giá cát tăng từ 40-45%; giá thép tăng từ 25-30%...) và nguồn cung khan hiếm đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động xây dựng, triển khai thực hiện dự án, đặc biệt là các gói thầu có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Chỉ riêng khoảng tăng bất thường của VLXD trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng Cà Mau ước tính, giá trị chi phí đầu tư các dự án thực hiện trong năm 2021 của tỉnh tăng lên khoảng 215 tỷ đồng. Trong đó, ước khoảng 110 tỷ đồng do giá cát tăng, khoảng 35 tỷ đồng do giá đá tăng và khoảng 70 tỷ đồng do giá thép tăng.
Việc VLXD tăng cao bất thường như nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cũng như ảnh hưởng lớn đến việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Bởi hiện tại, không ít công trình ở Cà Mau có tiến độ thi công rất chậm, một số công trình nhà thầu thi công nhưng cầm chừng, thậm chí dừng thi công, và cũng có không ít gói thầu đã đấu thầu theo mức giá trước quý 1-năm 2021 nhưng đơn vị trúng thầu có xu hướng không muốn ký hợp đồng… Có lẻ họ biết rõ, trong tình thế giá tăng bất thường thì càng làm nhiều càng lỗ nhiều.
-
Khóc mếu vì giá vật liệu xây dựng tăng phi mã
CafeLand - Giá vật liệu xây dựng tăng phi mã trong thời gian ngắn khiến không ít thầu xây dựng lao đao. Người dân có kế hoạch xây, sửa chữa nhà cũng lo vỡ kế hoạch chi phí.
-
Chỉ đạo của tân Bộ trưởng Bộ GTVT đối với cao tốc 27.500 tỷ ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh chỉ đạo chủ đầu tư, các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ đảm bảo hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau vào cuối năm 2025. Đây là hạ tầng quan trọng kết nối khu vực ĐBSCL với đầu tàu kinh tế TP.HCM....
-
Chính thức khởi công cây cầu dây văng lớn thứ 2 cả nước
Sáng nay (9/12), Bộ Giao thông Vận tải cùng Ban Quản lý dự án 85 đã khởi công gói thầu 15-XL thuộc dự án xây dựng cầu Đại Ngãi 1. Đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm, nối liền tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng qua luồng Định An của sông ...
-
Cầu bắc qua sông Gành Hào lớn nhất nối hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu dự kiến thông xe trước Tết
Dự án cầu Gành Hào, cây cầu lớn nhất bắc qua sông Gành Hào nối liền hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để kịp thông xe kỹ thuật trước Tết Nguyên đán 2025.