Trước áp lực tăng mạnh về nguồn cung trong thời gian tới, tỷ lệ trống mặt bằng bán lẻ sẽ tăng lên và giá thuê giảm xuống.
Cạnh tranh khốc liệt
Việt
Nam đang tồn tại 3 loại hình mặt bằng bán lẻ cơ bản là chợ truyền
thống, loại hình cửa hàng mặt phố và các TTTM hiện đại, đại siêu thị
lớn. Nhu cầu mặt bằng bán lẻ cao do tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ tại
Hà Nội khá lớn, trong khi đó nguồn cung hiện tại lại còn hạn chế với
tổng diện tích khoảng 117.000m2. Mặc dù thời gian gần đây thị trường BĐS
nói chung trầm lắng tuy nhiên mặt bằng bán lẻ vẫn là một điểm sáng trên
thị trường, tuy có ảnh hưởng nhỏ trong 2 tháng qua do tốc độ tăng
trưởng ngành bán lẻ có chững lại do hạn chế chi tiêu của người tiêu
dùng.
Chính
vì thế, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở TTTM khu vực trung tâm Thủ đô thường
là rất cao, ước tính của CBRE Việt Nam mức trung bình hiện nay khoảng
60 USD/m2/tháng ở các quận như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa.
Cũng
theo thống kê từ đơn vị này, từ nay đến cuối năm ước tính có khoảng
347.000m2 sàn bán lẻ đi vào hoạt động, đây là mức tăng rất mạnh so với
nguồn cung hiện tại chỉ có 117.000m2. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong
vòng 2 năm tiếp theo với nhiều dự án bất động sản lớn đưa vào hoạt động,
ước tính đến năm 2014 tổng số nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại 2 thành
phố lớn lên đến con số 3 triệu m2 sàn (không bao gồm các siêu thị lớn,
đại siêu thị như Big C, Metro).
Dự báo nguồn cung mặt bằng bán lẻ Hà Nội sẽ tăng mạnh thời gian tới - Nguồn: CBRE Việt Nam
Ông Richard Leech, Giám đốc CBRE tại H à
Nội cho biết, hiện nay thị trường bán lẻ cũng đang gặp khó khăn do việc
thắt chặt hầu bao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, phân khúc này vẫn là
một điểm sáng của thị trường BĐS năm 2011. Những mặt hàng chịu tác động
lớn nhất là mặt hàng thời trang cao cấp do người tiêu dùng cắt giảm chi
tiêu trong thời buổi khó khăn.
Thị
trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn rất non trẻ và mới hình thành nên cần
một quá trình để phát triển. Một trong những điểm thiếu hụt lớn là dịch
vụ chăm sóc khách hàng. Hầu hết các TTTM hiện nay đều còn thiếu yếu tố
này do đó đã bỏ lỡ nhiều cơ hội bán hàng trong thời gian qua.
Giá thuê sẽ giảm – Tỷ lệ trống tăng
Nguồn
cung tăng lên rất mạnh trong giai đoạn từ này đến năm 2014, từ con số
chỉ khoảng 120.000m2 ở mức thời điểm hiện tại sẽ tăng tốc lên con số gần
350.000m2 và lên đến khoảng 1,5 triệu m2 vào năm 2013 tại Hà Nội, nếu
tính cả Tp.HCM con số này lên đến khoảng 3 triệu m2. Trong khi đó, số
lượng các nhà bán lẻ có mong muốn mở rộng đầu tư mặt bằng bán lẻ hay
các nhà phát triển mới tham gia vào thị trường thì không tăng mạnh như
tốc độ tăng trưởng của nguồn cung.
Giá thuê khu ngoài trung tâm Tp.HCM đang có xu hướng đi xuống (Nguồn: CBRE Việt Nam)
Chính vì thế, trong tương lai một vài
năm tới thị trường này sẽ có mức phân hóa rất mạnh giữa các TTTM thành
công và các dự án TTTM không thành công.
Ông
Richard Leech cho rằng, các chủ TTTM thời gian tới sẽ cần nổ lực rất
lớn để có thể giữ khách thuê hoặc là thu hút các khách thuê mới. Mặt
bằng chung của giá thuê sẽ giảm đi và sẽ xuất hiện nhiều “chiêu” mới
nhằm thu hút khách thuê mới . Cũng lúc đó tỷ lệ trống của chung thị
trường bán lẻ sẽ tăng lên, đặc biệt là tăng lên mạnh hơn ở các TTTM nằm
ngoài trung tâm Hà Nội.
Giá thuê mặt bằng bán lẻ HN (Nguồn: CBRE Việt Nam)
Tuy
nhiên, đánh giá về bước phát triển dài hạn thì lĩnh vực bán lẻ Việt Nam
vẫn được xem là có nhiều tiềm năng trong khu vực. Mặc dù nguồn cung
tăng mạnh thời gian tới, nhưng tỷ lệ diện tích mặt bằng bán lẻ tại Hà
Nội và Tp.HCM/đầu người so với một số thành phố trong khu vực Châu Á
vẫn thấp hơn rất nhiều.
Do đó, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển. Bởi một số lý do chính sau
Thứ
nhất, Việt Nam có 86 triệu dân, trong số đó có đến 68% là có độ tuổi
dưới 40 đây là một chỉ số vàng cho những nhà phát triển lĩnh vực này.
Thứ hai, GDP bình quân đầu người liên tục tăng cao trong thời gian gần đây tại các thành phố lớn
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ bình quân luôn đạt mức cao trên 20% trong những năm gần đây.
Thứ tư, thói quen mua sắm, thị hiếu mua sắm tại các TTTM hiện đại đang dần thay đổi.