Sau 1 tuần ổn định, thị trường thép trong nước có sự điều chỉnh giá bán với dòng thép cuộn CB240 khi đồng loạt tăng thêm 200.000 đồng/tấn trong ngày 6/1.
Sau 1 tuần ổn định, thị trường thép trong nước có sự điều chỉnh giá bán
Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát đã tăng giá mạnh sản phẩm thép cuộn CB240 tại khu vực miền Bắc thêm 200.000 đồng/tấn, lên mức 14,94 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, mặt hàng thép thanh vằn D10 CB300 vẫn được giữ nguyên giá bán ở mức 15,02 triệu đồng/tấn trong lần điều chỉnh trước đó.
Tương tự tại khu vực miền Trung và miền Nam, thép Hòa Phát cũng thông báo tăng 200.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn. Như vậy, giá thép cuộn CB240 mới nhất trong ngày 7/1 của Hòa Phát tại 2 khu vực trên lần lượt ở mức 14,86 triệu đồng/tấn và 14,91 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Ý cũng tăng 200.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240 lên mức 14,9 triệu đồng/tấn; còn thép D10 CB300 vẫn bình ổn, có giá 15 triệu đồng/tấn.
Cùng có mức tăng 200.000 đồng/tấn trong phiên điều chỉnh lần này này còn có các thương hiệu như Thép Việt Nhật, Thép Miền Nam, Thép Thái Nguyên, Thép Việt Sing, Thép Việt Mỹ, Thép Tung Ho.
Thị trường thép trong nước có sự điều chỉnh giá bán với dòng thép cuộn CB240
Trong khi đó, Thép Việt Đức và Thép Vina Kyoei có mức tăng lớn hơn khi tăng 210.000 đồng/tấn với loại thép này. Sau điều chỉnh, giá thép cuộn mới nhất trong ngày 7/1 của 2 thương hiệu này lần lượt là 14,7 triệu đồng/tấn và 15,94 triệu đồng/tấn.
Hiện nay, thị trường thép trong nước đang chờ đợi những tín hiệu tích cực trong giai đoạn đầu năm 2023. Bởi theo thông lệ, đây sẽ là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng và hàng loạt các dự án gấp rút đẩy mạnh tiến độ.
Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) vừa có báo cáo tình hình bán hàng tháng 12/2022. Theo đó, trong tháng cuối cùng của năm 2022, doanh nghiệp này đã bán được 558.000 tấn các sản phẩm thép, tăng 26% so với tháng 11 trước đó.
Trong số sản lượng thép được tiêu thụ ở giai đoạn này, thép xây dựng thành phẩm chiếm 358.000 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Ngoài ra, sản phẩm bán thép cuộn cán nóng HRC đạt 144.000 tấn, còn lại là các sản phẩm phôi thép, ống thép và tôn mạ.
Thời gian tới, với việc Trung Quốc mở cửa trở lại, và sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước tiếp cận các thị trường mới trên thế giới, ngành thép sẽ có nhiều cơ hội phục hồi. Bên cạnh đó, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng theo mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế có thể hỗ trợ nhu cầu thép trong nước đặc biệt là thép xây dựng.
-
Xuất hiện “cửa sáng” cho ngành thép Việt Nam
Sự suy yếu của thị trường bất động sản đã khiến nhu cầu tiêu thụ thép nội địa sụt giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó, kênh xuất khẩu nổi lên như là “cửa sáng” cho các doanh nghiệp thép Việt Nam khi được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....