Các kỳ vọng kinh tế phục hồi sau khi Trung Quốc tái mở cửa và lạm phát toàn cầu ổn định có thể giúp giá thép phục hồi trở lại theo mô hình chữ U (phục hồi nhưng chậm).

Sau gần 3 năm đóng cửa phòng dịch COVID-19, Trung Quốc đã chính thức mở cửa hoàn toàn trở lại từ ngày 8/1. Đây là một tín hiệu tích cực cho nhiều ngành kinh tế tại Việt Nam trong năm 2023.

Hiện thị trường sắt thép thế giới đã bước vào giai đoạn phục với kỳ vọng nhu cầu sẽ có sự cải thiện, đặc biệt là các khu vực như Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhiều chuyên gia nhận định giá thép sẽ phục hồi theo mô hình chữ U trong năm 2023

Theo Hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi 1% so với cùng kỳ, lên 1,8 tỉ tấn vào năm 2023, sau khi giảm 2,3% trong năm 2022. Trong khi đó, World Steel Dynamics, một công ty nghiên cứu và phân tích hàng đầu chuyên về các xu hướng của ngành thép toàn cầu, cho biết sản lượng thép thô có thể giảm 1,5% xuống còn 18,22 tấn trong năm nay, khiến hàng tồn kho tăng vọt vào tháng tới.

Trong bối cảnh nhu cầu thép có nhiều tín hiệu tích cực, nhiều chuyên gia nhận định giá thép sẽ phục hồi theo mô hình chữ U trong năm 2023. Được biết, hồi phục hình chữ U có nghĩa giá thép phải tiếp tục vật lộn dưới đáy, có thể tăng trưởng thấp một thời gian nhất định rồi mới có thể tăng tốc trở lại tùy vào nhu cầu thị trường.

Đơn cử, Tập đoàn thép Baowu, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới mới đây đã thông báo tăng giá thép xuất xưởng từ 50 NDT/tấn lên 100 NDT/tấn (tương đương 7 USD lên 15 USD)/tấn trong tháng 2 tới đây. Công ty kêu gọi các doanh nghiệp cùng ngành trong chuỗi cung ứng xây dựng các nguyên liệu thô cần thiết khi xu hướng tăng thép đang diễn ra.

Tương tự, China Steel Corp, một nhà sản xuất thép khác của Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng giá thép tấm cán nóng và thép cuộn cán nguội từ 500 Đài tệ lên 1.000 Đài tệ/tấn cho các đợt giao hàng trong nước vào tháng tới.

Lý giải về lý do tăng giá bán, công ty này cho biết các điều chỉnh sẽ không phản ánh đầy đủ sự gia tăng chi phí nguyên vật liệu, nhưng có thể tạo điều kiện và thời gian cho các công ty thép hạ nguồn chuẩn bị cho sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh.

Tại Việt Nam, sau thời gian dài giảm và đi ngang, giá thép trong nước liên tiếp tăng trở lại. Cách đây ba ngày, thép Hòa Phát thông báo tới khách hàng về đợt tăng giá thứ hai trong tháng đầu năm 2023, với mức tăng 200.000 đồng một tấn thép cuộn CB240. Theo đó, mỗi tấn thép xây dựng của Hòa Phát lên 14,94 triệu đồng ở phía Bắc và 14,91 triệu đồng tại khu vực miền Trung.

Tương tự, Thép Thái Nguyên, Việt Nhật, Việt Ý... cũng đồng loạt tăng thêm 200.000 đồng/tấn thép xây dựng. Chẳng hạn, Thép Thái Nguyên tăng đồng loạt các loại thép trơn CB240, thép thanh vằn CB300, CB400 và CB500 từ 12/1.

Giống các lần tăng giá trước, lý do được các doanh nghiệp thép đưa ra là giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng. Như vậy, đây là lần tăng giá thứ hai trong nửa đầu tháng 1/2023, đưa giá thép tại các doanh nghiệp lên sát 15 triệu đồng, thậm chí có đơn vị đã vượt 15 triệu đồng/tấn.

  • Xuất hiện “cửa sáng” cho ngành thép Việt Nam

    Xuất hiện “cửa sáng” cho ngành thép Việt Nam

    Sự suy yếu của thị trường bất động sản đã khiến nhu cầu tiêu thụ thép nội địa sụt giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó, kênh xuất khẩu nổi lên như là “cửa sáng” cho các doanh nghiệp thép Việt Nam khi được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.

Hữu Việt
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.