Như vậy, sau 8 đợt giảm liên tiếp, giá thép xây dựng đã thấp hơn khoảng 3 triệu đồng/tấn so với mức đỉnh hồi tháng 3 vừa qua. Hiện giá thép mới nhất dao động trong khoảng 16-16,5 triệu đồng/tấn, tùy chủng loại và thương hiệu.
Nhiều doanh nghiệp thép thông báo điều chỉnh giảm giá thêm 200.000-410.000 đồng/tấn trong ngày 9/7
Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc điều chỉnh giảm 260.000 đồng/tấn đối với thép CB240 và giảm 200.000 đồng/tấn với mặt hàng thép D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá của 2 loại thép này giảm lần lượt còn 16,24 triệu đồng/tấn và 16,6 triệu đồng/tấn.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng điều chỉnh giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn với 2 loại thép CB240 và D10 CB300 xuống còn 16,16 triệu đồng/tấn và 16,56 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Đức tại miền Bắc, thương hiệu này điều chỉnh giảm 300.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240, xuống còn 16 triệu đồng/tấn. Ngoài ra, mặt hàng thép thanh vằn D10 CB300 cũng giảm tới 260.000 đồng/tấn, về mức 16,51 triệu đồng/tấn.
Với thép Kyoei, giá thép mới nhất hôm nay là 16,06 triệu đồng/tấn và 16,46 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau khi giảm lần lượt là 200.000 đồng/tấn và 140.000 đồng/tấn.
Trong đợt điều chỉnh lần này, thép Việt Nhật được ghi nhận có mức giảm mạnh nhất là 410.000 đồng/tấn. Cụ thể, thương hiệu này giảm 400.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và giảm 410.000 đồng/tấn với dòng thép thanh vằn D10 CB300. Sau giảm giá, hiện 2 loại thép này có giá bán là 16,16 triệu đồng/tấn và 16,36 triệu đồng/tấn.
Thép miền Nam cũng thông báo điều chỉnh giảm 210.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, xuống mức 16,54 triệu đồng/tấn, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310.000 đồng/tấn, hiện có giá 16,95 triệu đồng/tấn.
Lý giải về giá thép liên tục lao dốc trong thời gian vừa qua, Chủ tịch VSA đã chỉ ra 5 quả tạ khiến giá thép xây dựng quay đầu giảm nhanh và mạnh như vậy.
Theo đó, giải ngân đầu tư công chậm là nguyên nhân khiến nhu cầu thép trong nước giảm, ảnh hưởng đến tiêu thụ. Ngoài yếu tố đầu tư công, Chủ tịch VSA cho rằng thời gian qua việc ngân hàng siết chặt tín dụng với bất động sản khiến ngành xây dựng chững lại, tác động gián tiếp đến bán hàng thép xây dựng trong nước.
Áp lực từ hàng tồn kho cao trong khi nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng thấp buộc các doanh nghiệp sản xuất thép buộc phải hạ giá sản phẩm nhằm kích cầu, khiến giá thép trong đầu tháng 7 đã giảm về mức sàn 16 triệu đồng/tấn.
Mặt khác, giá nguyên liệu thép giảm và mùa cao điểm xây dựng đã qua… cũng là những yếu tố tác động lên giá thép trong nước.
-
Bốn “quả tạ” đè nặng nhu cầu thép xây dựng 6 tháng cuối năm
Chứng khoán Mirae Asset cho rằng áp lực về biến động giá nguyên vật liệu, rủi ro lạm phát khiến nhu cầu xây dựng giảm sẽ ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ thép trong 6 tháng cuối năm.
-
Tỷ phú Trần Đình Long tiết lộ việc Hòa Phát nghiên cứu sản xuất thép đường ray tàu cao tốc, đã triển khai được 3 năm
Chủ tịch Trần Đình Long tiết lộ, trong 3 năm gần đây, Hòa Phát đã nghiên cứu về dòng sản phẩm thép ray. Do đó, việc sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc hoàn toàn trong khả năng của doanh nghiệp này....
-
Nhu cầu yếu và lãi suất cao khiến ngành thép châu Âu gặp khó
Với việc các nhà sản xuất thép khó có thể tăng giá trong bối cảnh nhu cầu yếu và lãi suất cao, thị trường thép châu Âu đang đối mặt với những khó khăn chồng chất.
-
Giá quặng sắt phục hồi sau gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc
Theo MXV, giá quặng sắt đã phục hồi 1,22% lên hơn 102 USD/tấn, chủ yếu nhờ kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc.