Sau lần điều chỉnh giá bán hồi đầu tháng 2, các thương hiệu thép xây dựng như Hòa Phát, Việt Đức, Thép Vinausteel và Shengli Việt Nam đồng loạt thông báo tăng giá bán mặt hàng thép cuộn thêm 200.000 đồng/tấn. Mức giá bán mới được áp dụng tại thị trường trong nước từ ngày hôm nay 22/2.
Giá thép cuộn được các nhà máy đồng loạt tăng thêm 200.000 đồng/tấn từ ngày 22/2
Cụ thể, Thép Hòa Phát Hưng Yên điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm đối với thép cuộn xây dựng thêm 200.000 đồng/tấn lên mức 15,96 triệu đồng/tấn. Giá trên chưa bao gồm thuế VAT. Phạm vi áp dụng cho khu vực miền Bắc.
Trong khi đó, giá thép thanh vằn D10 CB300 được giữ nguyên so với lần điều chỉnh trước đó, ở mức 15,84 triệu đồng/tấn.
Phía Hòa Phát Hưng Yên cho biết, trước tình hình giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng, công ty buộc phải điều chỉnh giá bán nhiều lần để bù cho chi phí sản xuất và giảm lỗ.
Cũng chịu áp lực từ giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến, Thép Việt Đức và Thép Shengli Việt Nam thông báo tăng giá bán thép cuộn thêm 200.000 đồng/tấn. Phạm vi áp dụng tại thị trường miền Bắc và miền Trung từ ngày 22/2.
Hiện giá thép xây dựng trong nước dao động quanh mức 16 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu, giá này chưa gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Các doanh nghiệp thép đang có các động thái hiệu chỉnh giá thép cuộn/thép cây hoặc CB4, CB5/CB3 của các nhà máy thể hiện việc tăng giá và cơ cấu giá theo chủng loại đang được tiến hành từng bước.
Từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép xây dựng đã có 5 đợt tăng liên tiếp. Giá nguyên vật liệu tăng nhiều khiến các nhà máy trong nước phải tăng giá bán nhiều lần để bù cho giá nguyên liệu đầu vào và giảm lỗ trong sản xuất.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, giá bình quân thép xây dựng nội địa hiện nay tăng khoảng 5% so với cuối năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ 8%. Do giá bán thép thành phẩm tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào nên hiệu quả kinh doanh của các công ty thép xây dựng vẫn thấp, khó khăn từ mua nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ thành phẩm đầu ra.
Trên thị trường, nhu cầu thép trong nước vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc do bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do lãi suất tăng và thắt chặt tín dụng từ ngân hàng.
Theo VSA trong tháng 1/2023, sản xuất thép xây dựng giảm do trùng thời gian nghỉ Tết Âm lịch. Cụ thể, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng này đạt 875.830 tấn, đi ngang so với tháng trước và giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bán hàng thép xây dựng đạt 844.110 tấn, giảm 18% so với tháng trước và giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu thép xây dựng đạt 147.563 tấn, giảm 36% so với tháng 1/2022.
-
Formosa thông báo tăng giá thép thêm 1,4 triệu đồng/tấn, người mua “chê” đắt
Sau mặt hàng thép xây dựng, Formosa Hà Tĩnh mới đây đã có thông báo điều chỉnh tăng thêm 60 USD/tấn đối với thép cuộn cán nóng HRC. Mức giá bán mới sẽ được áp dụng cho các đơn hàng trong tháng 4/2023 tới đây.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....