Theo Kallanish cho biết, giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng HRC tại thị trường Việt Nam đã bị giảm giá mạnh vào đầu tuần này. Động thái giảm giá này là do hầu hết người mua vẫn đang lưỡng lự do nhu cầu về mặt hàng này đang suy giảm.
Hiện giá thép cuộn cán nóng HRC loại SS400 dày 3-12mm của Trung Quốc đang phổ biến ở mức 780 USD/tấn cfr tại TP.Hồ Chí Minh, giảm 30 USD/tấn so với mức giá ở thời điểm đầu tháng 5/2022.
Tương tự, giá chào bán mặt hàng SAE 1006 HRC cho những lô hàng cuối tháng 6 đang phổ biến ở mức 820-830 USD/tấn cfr, giảm 10-20 USD/tấn.
Giá thép cuộn cán nóng HRC xuất khẩu của Trung Quốc giảm hơn 30 USD/tấn tại Việt Nam
Hiện các nhà máy cấp 2 và 3 của Trung Quốc đang cung cấp sản phẩm SAE 1006 HRC dày 3mm trở lên với giá 780 USD/tấn cfr. Đối với loại 2mm trở lên SAE 1006 HRC được chào bán với giá 795 USD/tấn cfr tại Việt Nam.
Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, nhiều người cho rằng giá thép cuộn cán nóng HRC của Trung Quốc chào bán tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục đà giảm trong thời gian tới.
Trong khi đó, thị trường nhập khẩu thép cuộn cán nóng HRC tại Philippines cũng ghi nhận tình trạng giảm giá. Hiện giá chào bán thép cuộn cán nóng HRC loại 3-12mm thương mại của Trung Quốc giảm 40 USD/tấn, xuống còn 780 USD/tấn cfr ở Manila.
Hiện ngành công nghiệp thép Việt Nam đang bị mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn. Cụ thể, các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt về giá trị sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, các chủng loại thép hợp kim, đặc biệt là thép cuộn cán nóng HRC có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.
Hiện nhu cầu về mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC tại Việt Nam là 12 triệu tấn mỗi năm, tăng trưởng bình quân từ 10-20%. Cả Formosa và Hòa Phát có thể cung ứng cho thị trường khoảng trên 600.000 tấn/tháng, đáp ứng khoảng được khoảng 60%, còn lại 40% vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu thép HRC, Nhà nước cần tiếp tục thu hút và đầu tư một số Nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép HRC nhập khẩu.
-
Hòa Phát tăng giá HRC thêm 10 USD/tấn
Mới đây, Thép Hòa Phát Dung Quất thông báo sẽ tăng giá thép cuộn cán nóng (HRC) lên 10 USD/tấn cho các lô hàng từ tháng 6 và đầu tháng 7.








-
Vì sao ngành thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng 46% của Mỹ?
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Trong khi đó, các ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất...
-
Mỹ miễn trừ NHÔM, THÉP VÀ VÀNG khỏi thuế quan đối ứng
Thép và nhôm là nguyên liệu thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô đến máy rửa bát.
-
TIN VUI cho các nhà sản xuất thép lớn trong nước sau quyết định của Bộ Công Thương
Từ ngày 1/4, một số sản phẩm thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời 15,67% đến 37,13%.