Trong phiên đấu thầu sáng 4/4, hầu hết các thành viên đã đăng lý mua gần hết số vàng NNHH đưua ra đấu thầu.

Cụ thể, 20 thành viên trúng thầu, tổng cộng 25.700 lượng. Giá khởi điểm chỉ 43,23 triệu đồng, thấp hơn thị trường vài trăm nghìn mỗi lượng và thấp hơn mức đặt cọc thông báo hôm qua gần 400.000 đồng một lượng .Mức giá bán rẻ đã khiến các tổ chức mạnh dạn đặt mua với khối lượng lớn.

Phiên đấu thầu bán vàng thứ hai bắt đầu lúc 8h30 sáng nay. Đúng theo trình tự, các đơn vị làm thủ tục đăng ký và xét tư cách dự thầu. 22 đơn vị được chọn, tăng một so với phiên đấu thầu đầu tiên diễn ra hôm 28/3. Đến gần 10h, các doanh nghiệp vẫn ngồi chờ trong phòng đấu thầu vì giá chưa được công bố, chậm hơn lần trước gần một tiếng.

Sau khi có công bố mức giá rẻ hơn thị trường khiến nhiều doanh nghiệp bớt căng thẳng hơn. Họ cho biết sẽ cố mua được để tăng nguồn và cũng nhằm làm thương hiệu. Một số đơn vị dự định mua hết hạn mức tối đa 5.000 lượng, số khác đăng ký 1.000-2.000. Như. Để mua hết hạn mức, các đơn vị phải chi ít nhất 2.161 tỷ đồng, số tiền chỉ các ngân hàng quy mô lớn mới kham được.

Một diễn biến đáng chú ý sáng nay là giá vàng thế giới liên tục hạ khiến cho việc định giá bán rất khó khăn. Tuy nhiên, theo các DN, xu hướng giá giảm cũng là một điều có lợi, nếu có mức giá hợp lý số vàng được bán hết sẽ tạo ra một sức ép đang kể để giảm chênh lệch già trong nước và thế giới

Trong khi đó, áp lực từ thị trường thế giới buộc các doanh nghiệp giảm giá mua bán khi mở cửa sáng nay, nhưng ít phút sau lại điều chỉnh tăng trở lại dù thế giới tiếp tục giảm. Khoảng cách giữa giá mua và giá bán được nới rộng lên tới 200.000 đồng mỗi lượng.

Mở cửa giao dịch đầu ngày, Tập đoàn DOJI báo giá vàng miếng SJC 43,25-43,43 triệu đồng, chỉ giảm 250.000 đồng bán ra, còn mua vào rẻ đi 330.000 đồng so với sáng qua. Nửa giờ đồng hồ sau, doanh nghiệp này bất ngờ nâng giá mua bán thêm 60.000 đồng mỗi lượng, lên 43,31-43,49 triệu đồng bất chấp thị trường thế giới đang rớt mạnh gần 10 USD (gần 250.000 đồng) so với mở cửa.

Liên quan đến định giá đấu thầu vàng, chuyên gia ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích, NHNN đưa ra mức giá sàn đấu thầu cao hơn giá thị trường là hợp lý, xét theo chủ trương của NHNN. Bởi NHNN tham gia thị trường vàng với vai trò người mua bán cuối cùng, phải bảo đảm dự trữ ngoại hối quốc gia. Nếu NHNN đưa ra giá thấp hơn sẽ dễ xảy ra trường hợp các doanh nghiệp (DN) mua rẻ và bán giá cao, trong trường hợp này sẽ khó kiểm soát giá bán lẻ.

Vụ Quản lý Ngoại hối (NHNN) cũng khẳng định mục tiêu NHNN đấu thầu bán vàng miếng là tăng cung vàng miếng trên thị trường nhằm bình ổn thị trường vàng, không nhằm mục tiêu bình ổn giá vàng. Mức giá đưa ra đã có sự cân nhắc kỹ và sắp tới NHNN sẽ tăng tần suất đấu thầu để đáp ứng nguồn cung cho thị trường.

Trong buổi sáng nay, giá vàng giảm 300.000 đồng/lượng so với hôm qua và đứng ở mức 43,40 triệu đồng/lượng. Vàng thế giới giảm nhanh về 1.550,35 USD/oz. Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco ở mức 1.550.35 USD/oz, giảm gần 20 USD/oz so với chốt phiên ngày hôm qua. Với mức giá này, vàng thế giới tương đương 39,06 triệu đồng/lượng theo tỷ giá của Vietcombank. Vàng thế giới và vàng trong nước hiện đang chênh nhau 4,34 triệu đồng/lượng./.

Trên thế giới, giá vàng thế giới lao dốc xuống thấp nhất 9 tháng xuống mức1.550 USD/ounce. Đóng cửa phiên, giá vàng giao ngay giảm 1,2% xuống 1.555,89 USD/ounce trong khi giá vàng giao tháng 6 giảm 22,3 USD xuống 1.552,8 USD/ounce. Trong phiên có lúc giá xuống 1.549,69 USD/ounce – thấp nhất kể từ ngày 28/6/2012.

  • Biến động lớn trước thềm đấu thầu vàng miếng

    Biến động lớn trước thềm đấu thầu vàng miếng

    Sáng nay (4/4), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ hai. Một biến số quan trọng cấu thành giá chào bán, dùng để soi chiếu cho kết quả kế hoạch bình ổn vừa có những chuyển động chóng mặt. <br/br>

  • Hoàn thiện cơ chế kiểm soát giá vàng trúng thầu

    Hoàn thiện cơ chế kiểm soát giá vàng trúng thầu

    Nếu Ngân hàng Nhà nước bơm vàng giá rẻ, thì nhiều khả năng ngân hàng thương mại sẽ ồ ạt mua vào để tất toán.

  • Kẹt giữa hai dòng tín dụng

    Kẹt giữa hai dòng tín dụng

    Đó là tình trạng của các DN vừa và nhỏ hiện nay, bởi các dòng tín dụng chính hoặc là đổ vào các DN, tổng công ty lớn, hoặc vào những khoản vay nhỏ hẳn như cho vay hộ nông dân, hộ cá thể. <br/br>

PV (VEF)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.