10/07/2023 2:18 PM
Cuộc khủng hoảng nhà ở đang diễn ra ngày càng căng thẳng, ngay cả tại các quốc gia phát triển. Hệ quả là, giới trẻ ngày nay sẽ phải đi thuê nhà nhiều hơn so với thế hệ cha mẹ họ. Thậm chí, có những người làm lụng vất vả cả đời vẫn không thể sở hữu được một ngôi nhà.

https://americanmind.org/wp-content/uploads/2023/06/GettyImages-1373167241-2048x1365.jpg

Tại nhiều quốc gia phát triển như Vương quốc Anh, sở hữu nhà ở trở thành thách thức lớn nhất đối với tương lai của tầng lớp trung lưu. Từ Vương quốc Anh đến Úc, cả một thế hệ đang phải đối mặt với viễn cảnh mà trong đó ngay cả những người có thu nhập khá vẫn không thể mua được một căn nhà trong cả cuộc đời.

Giá nhà lập kỷ lục

Nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở giá đất ngày càng tăng. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giá nhà đã tăng “nhanh gấp ba lần so với thu nhập trung bình của hộ gia đình trong hai thập kỷ qua”.

Giá nhà là động lực chính làm gia tăng chi tiêu của tầng lớp trung lưu. Trong khi đó, giá thuê dù chiếm tỷ lệ trong tổng chi tiêu thấp hơn nhưng vẫn đáng kể do có mối liên hệ chặt chẽ với giá mua.

Bất chấp sự sụt giảm giá nhà gần đây, khả năng mua nhà tại Mỹ đang ở mức thấp nhất trong vòng ít nhất 3 thập kỷ. Các xu hướng tương tự cũng đã khiến tỷ lệ sở hữu nhà ở Vương quốc Anh, Úc và Canada đều đi xuống.

Những người trẻ tuổi đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Theo dữ liệu của Cục điều tra dân số Mỹ, tỷ lệ sở hữu nhà của những người trẻ tuổi từ 25 đến 34 là 45,4% đối với Thế hệ X, nhưng giảm xuống chỉ còn 37% đối với thế hệ Millennium dù thế hệ này hiện đang bước vào những năm đầu tiên của quá trình lập gia đình.

Tại Úc, 50% những người sinh vào những năm 50 và đầu những năm 60 đã mua căn nhà đầu tiên của họ ở tuổi 30. Đối với những người Úc trẻ hơn sinh vào những năm 90, con số này đã giảm xuống còn 36%, bất chấp một số chương trình do chính phủ hỗ trợ cho những người mua nhà lần đầu mà thời cha mẹ họ chưa từng được hưởng. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra ở Vương quốc Anh và Canada.

Thực trạng này cũng dẫn tới viễn cảnh đi thuê nhà suốt đời với nhiều người trẻ tuổi. Ở một số nơi, quyền sở hữu nhà đang nhanh chóng trở thành một giấc mơ không thể thực hiện. Ở California, nơi có tỷ lệ sở hữu nhà thấp nhất nước Mỹ, một nghiên cứu gần đây cho thấy một gia đình trung lưu ở San Jose hoặc San Francisco sẽ cần tới 125 năm (150 năm ở Los Angeles) để tiết kiệm đủ tiền trả trước cho khoản vay mua nhà.

Những vấn đề này phần lớn là do các chính sách gây ra và có thể được cải thiện, bao gồm việc đặt ra ranh giới tăng trưởng đô thị và vành đai xanh hạn chế xây nhà mới tại khu vực rìa đô thị. Bởi trên thực tế, các nước Mỹ, Anh, Úc hay Canada đều không hề thiếu đất xây nhà. Theo thống kê của chính phủ, đất đô thị hóa ở Hoa Kỳ chiếm chưa đến 3% tổng diện tích đất; tỷ lệ này tương đương với Canada, theo thống kê của chính phủ. Úc thậm chí còn có nhiều đất trống hơn. Vương quốc Anh hiện là quốc gia đông đúc nhất, cũng chỉ có 10% diện tích là đô thị.

  • Lạm phát giá nhà sắp giảm?

    Lạm phát giá nhà sắp giảm?

    Nhà ở là hạng mục chiếm vị trí hàng đầu trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI), vốn được coi là một thước đo lạm phát quan trọng. Nhưng mối quan hệ giữa chi phí nhà ở và lạm phát đang có chiều hướng hạ nhiệt.

Lam Vy (NG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.