Những người hy vọng sở hữu căn nhà đầu tiên trong đời đang phải đối mặt với giá cả tăng chóng mặt, kết hợp với giá thuê tăng và lãi suất tiết kiệm ít ỏi. Trong khi đó, thu nhập không tăng, kinh tế khó khăn, lạm phát và giá cả sinh hoạt tăng cao càng khiến nguồn tài chính để mua nhà của họ bị thu hẹp.
Cơn sốt giá nhà trên toàn thế giới
Tại Úc, giá nhà tăng khoảng 10 lần so với mức thu nhập vào năm 2021. Tại nhiều thành phố, giá nhà trung bình lên tới gần 3 triệu đô la Úc. Những người may mắn mua được nhà thường phải nhờ sự trợ giúp của “ngân hàng cha mẹ”.
Theo khảo sát mới nhất, một cặp vợ chồng trẻ tại Úc có mức thu nhập trung bình sẽ cần 8 năm để tiết kiệm đủ 20% khoản đặt cọc cho một căn nhà bình dân tại Sydney, 6 năm rưỡi tại Melbourne, và 5 năm 8 tháng tại thủ đô của quốc gia này. Khảo sát cũng cho thấy giá nhà tại Úc vào năm 2021 đang tăng nhanh nhất kể từ năm 1989, gây áp lực lên việc mua nhà của người trẻ tuổi và người có thu nhập thấp.
Tỷ lệ sở hữu nhà giảm đang gây ra các vấn đề về xã hội, bao gồm bất bình đẳng và tăng khoảng cách giàu nghèo, tỷ lệ lập gia đình và sinh con, từ đó tạo ra sự mất cân bằng về nhân khẩu học và tăng gánh nặng cho các chính sách phúc lợi xã hội.
Tại Trung Quốc, giá nhà ở các thành phố sầm uất và phát triển nhất như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến hiện cao hơn mức lương trung bình khoảng 14 lần. Theo Viện Chính sách Đất đai Lincoln, giá nhà năm 2020 tại các thành phố cấp 2 của quốc gia này cao gấp 7 lần mức lương trung bình. Còn tại các thành phố cấp 3 đến cấp 5, tỷ lệ là 5 lần. Theo Savills, các căn hộ cao cấp tại Thiên Tân được bán với giá 200 triệu đồng/m2, bằng với một số khu vực đắt đỏ nhất của London, mặc dù thu nhập ở London cao gấp 7 lần ở Thiên Tân.
Bức tranh mới nhất về giá nhà tại Việt Nam
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Việt Nam. Thống kê cho thấy bất chấp đại dịch đang lan rộng và thanh khoản sụt giảm thì giá nhà trên thị trường sơ cấp vẫn tăng. Giá bán các căn hộ sơ cấp trong năm 2021 trung bình tăng hơn 5% so với năm 2020.
Báo cáo tháng 04/2022 của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho thấy nhu cầu nhà ở rất lớn khiến giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua. Chỉ số giá nhà Việt Nam đang cao gấp 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội. Trong 2 năm gần đây, nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong nguồn cung nhà ở mới năm 2020 và biến mất trong năm 2021, còn các đơn vị nhà ở cao cấp chiếm đến 74%.
Theo batdongsan.com.vn, đa phần các dự án chung cư dự kiến được bàn giao trong năm 2022 tại Việt Nam đều có giá bán khá cao (từ 30 triệu đồng/m2 trở lên), hướng đến nhóm khách hàng trung, cao cấp.
Theo báo cáo của một đơn vị nghiên cứu thị trường, với số tiền khoảng 1,5-2 tỷ đồng người mua chỉ có thể tiếp cận với các chung cư cũ một phòng ngủ, một toilet hoặc nhà ở xã hội, hay căn hộ mini ở những dự án được xây dựng khoảng 10 năm trở lại và không có nhiều tiện ích.
Đặc biệt, giá căn hộ tại TP.HCM liên tục xác lập đỉnh cao mới trong suốt 10 năm qua. Theo công ty nghiên cứu Cushman & Wakefield, trong quý 01/2022, giá các phân khúc bất động sản tại TP.HCM đều tiếp tục tăng. Phân khúc nhà chung cư tăng 8% theo quý và 27% theo năm. Phân khúc nhà liền thổ tăng 42% theo năm. Giá nhà tại TP. HCM hiện cao gấp khoảng 25-26 lần thu nhập bình quân của một hộ gia đình, nằm trong số 20 thành phố có giá nhà cao nhất thế giới.
Giải pháp nào để bình ổn thị trường?
Sự phát triển quá nóng của thị trường khiến nhiều người lo ngại rằng chính phủ sẽ đưa ra các biện pháp hạn chế, hoặc trực tiếp tác động, hoặc gián tiếp qua các chính sách tài khóa và tiền tệ.
Úc cho biết sẽ nguồn cung nhà ở giá rẻ để cân bằng lại thị trường nhà ở và giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Các chuyên gia cho rằng có khi phải mất một thập kỷ để tạo ra sự thay đổi về nguồn cung.
Họ khuyến nghị chính phủ Úc nên tập trung vào việc phê duyệt quy hoạch nhà ở một cách khoa học hơn thay vì chỉ tập trung vào thành phố và một số khu vực nhất định tại các đô thị. Việc phát triển nhà ở và các tiện ích tại những khu vực phụ cận, ngoại ô và các vùng xa hơn sẽ giảm tải cho các thành phố. Đồng thời, việc đánh thuế nặng để hạn chế đầu cơ cũng sẽ mang lại tấc động lớn trong dài hạn với thị trường nhà ở của quốc gia này.
Trong báo cáo mới nhất của mình, Hiệp hội bất động sản TP.HCM cũng đã đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở và kéo giảm giá nhà để bình ổn thị trường bất động sản theo hướng phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững. Các giải pháp bao gồm gỡ vướng về pháp lý và tài chính, xây dựng quy trình thủ tục đầu tư xây dựng, và bài toán quy hoạch.
-
Tăng "quá nhanh, quá nguy hiểm", giá nhà Việt Nam cao gấp 20 lần thu nhập
Do thiếu nguồn cung trong lúc nhu cầu nhà ở rất lớn khiến giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua. Chỉ số giá nhà Việt Nam đang cao gấp 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...