Giá nguyên vật liệu tăng là một vấn đề lớn trên thị trường hiện tại, nhất là đối với nhà máy sản xuất thép và nhà thầu thi công. Hiện nay, giá thép đã giảm do giá nguyên liệu dần "hạ nhiệt".
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá các nguyên liệu đầu vào trong tháng 5/2022 của ngành luyện thép tiếp tục giảm mạnh.
Giá nguyên vật liệu sản xuất thép tiếp đà giảm trong tháng 5/2022
Cụ thể, giá quặng sắt loại 62% Fe ngày 9/5 hiện đang giao dịch ở mức 139 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm khoảng 16 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 4/2022.
Theo đó, mức giá của mặt hàng này giảm khoảng 71-73 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (xấp xỉ 210 - 212 USD/tấn).
Cũng có chiều hướng giảm giá trong giai đoạn này còn có thép phế liệu. Theo đó, giá thép phế liệu loại HMS 1/2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á giảm tới 94 USD/tấn so với hồi đầu tháng 4, hiện đang ở mức 530 USD/tấn CFR Đông Á ngày 9/5.
Tương tự, giá thép cuộn cán nóng HRC giao dịch ngày 9/5 tại CFR cảng Đông Á ở mức 797 USD/tấn, giảm khoảng 81 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 4. Thị trường thép cán nóng thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép…) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.
Hiện nhu cầu điện cực than chì (GE) giảm nhưng giá vẫn được hỗ trợ trong bối cảnh chi phí nguyên liệu thô leo thang. Hiện Trung Quốc đang là nhà cung cấp mặt hàng này lớn nhất thế giới, chiếm hơn 65% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
Trong giai đoạn này, giá mặt hàng than mỡ luyện cốc có xu hướng tăng liên tục kể từ quý 3/2021 và điều chỉnh mạnh trong tháng 3/2022. Theo đó, giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Úc ngày 9/5 hiện đang giao dịch ở mức 480 USD/tấn FOB, tăng mạnh so với đầu tháng 4/2022.
Nhiều doanh nghiệp ngành thép cho biết giá phế liệu, quặng sắt tăng mạnh suốt thời gian qua tác động rất lớn đến chi phí đầu vào của sản phẩm. Hiện giá các nguyên liệu đầu vào đồng loạt giảm đã phần nào khiến giá thép xây dựng trong nước hạ nhiệt.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công thương, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… Do đó, khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới.
Dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên vật liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn; thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện; than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn.
-
Ngành thép trước thách thức tự chủ nguồn nguyên liệu
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là mục tiêu cần hướng đến. Song thách thức hiện nay là làm thế nào các doanh nghiệp trong ngành có thể tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....
-
Chuyển động mới tại Thép Hòa Phát Hải Dương sau động thái mở cửa lại lò cao công suất 1,2 triệu tấn/năm
Năm 2023, nhà sản xuất thép này đã dừng hoạt động 1 lò cao công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Khu liên hợp gang thép Hải Dương để bảo dưỡng, chuẩn bị cho các đợt sản xuất mới trong năm nay.