Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo về các yếu tố đầu vào tác động tới giá thành sản xuất điện năm 2023.
Giá thành sản xuất điện năm 2023 ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh
EVN cho biết, đến cuối tháng 10/2023, vẫn còn một số yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện năm nay.
Cụ thể, giá nhiên liệu các tháng vừa qua của năm 2023 mặc dù có giảm so với năm 2022, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với các năm 2020-2021. Giá than nhập NewC tăng 2,97 lần so với năm 2020, tăng 1,30 lần so với năm 2021; giá dầu HSFO tăng 1,86 lần so với năm 2020 và tăng 1,13 lần so với năm 2021.
Các thông số đầu vào của giá điện mặc dù đã giảm so với năm 2022 nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao so với các năm trước đây. Bao gồm các thông số đầu vào cho các nhà máy điện sử dụng than nhập, than pha trộn, các nhà máy điện tua bin khí.
Ước tính cả năm 2023, giá than nhập khẩu NewC Index dự kiến tăng 186% so với 2020 và 25% so với năm 2021. Than pha trộn Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam cũng tăng từ 29,6% đến 46%. Than từ Tổng công ty Đông Bắc tăng từ 40,6% đến 49,8% so với năm 2021.
Ngoài ra, giá dầu thô brent dự kiến tăng 86% so với mức bình quân năm 2020 và tăng 13% so với năm 2021.
Bên cạnh giá nhiên liệu tăng, tỷ giá ngoại tệ cũng tăng mạnh, bình quân năm 2023 dự kiến tăng 4% so với năm 2021. Giá nhiên liệu tăng cao làm cho giá thành các nguồn nhiệt điện than và tua bin khí tăng rất cao, trong khi các nguồn điện này chiếm tỉ trọng lớn, lên tới 55% khi phải huy động nguồn cao để bù đắp nguồn thủy điện thiếu hụt.
Thêm nữa, nhiều nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp được đưa vào vận hành từ tháng 6/2023 với 21 nhà máy (công suất 1.201,42MW). Sản lượng điện của các nhà máy điện năng lượng tái tạo trong phương án giá bán lẻ điện bình quân cập nhật quý 3 cũng tăng so với phương án giá điện cơ sở.
Trong khi đó, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng tới 82,8% trong tổng giá thành sản xuất kinh doanh điện. Vì vậy khi giá thành khâu phát điện có biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất điện nói chung.
Theo tính toán của EVN, giá thành sản xuất điện năm 2023 được ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh.
Như vậy, mặc dù giá bán lẻ điện đã được điều chỉnh tăng 3% từ ngày 4/5, doanh thu của EVN năm 2023 tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng nhưng cũng chỉ giải quyết được một phần khó khăn về tài chính và EVN vẫn phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cân bằng tài chính trong thời gian tới.
-
Lỗ gần tỷ USD nhưng EVN vẫn có hơn 100.000 tỷ gửi ngân hàng
Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của Tập đoàn điện lực Việt Nam đạt hơn 666.000 tỷ đồng, trong đó các khoản tiền gửi ngân hàng ghi nhận hơn 101.000 tỷ đồng, chiếm 15% tổng tài sản.
-
ĐỀ XUẤT MỚI: Giá điện bán lẻ còn 5 bậc, cao nhất 3.786 đồng/kWh
Biểu giá bán lẻ điện dự kiến rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là 3.786 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT.
-
Bộ Công Thương thông tin về việc điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần
Theo Bộ Công Thương, việc đề xuất rút ngắn hơn thời gian điều chỉnh giá điện để đảm bảo tính thị trường và cần đánh giá tác động kỹ lưỡng nhằm có phương án phù hợp nhất.
-
Thủ tướng vừa có chỉ đạo nóng về việc cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh
Thủ tướng yêu cầu tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà nhằm góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.