Theo đó, CPI tháng 11 tăng 2% so với tháng 12/2020 và tăng 2,1% so với tháng 11/2020. Lũy kế 11 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Trong mức tăng 0,32% của CPI tháng 11/2021 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. 9 nhóm hàng hóa và dich vụ có chỉ số tăng gồm:
- Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 3,11% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu tăng.
- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,46%, trong đó giá điện sinh hoạt tăng 1,04% do một số địa phương đã kết thúc thời gian được Chính phủ hỗ trợ giá trên hóa đơn tiền điện; giá nước sinh hoạt tăng 1,94%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,94% do nhu cầu xây dựng tăng trở lại sau thời gian tạm dừng và giá nguyên liệu đầu vào tăng.
- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,33% do nhu cầu tiêu dùng của người dân và chi phí vận chuyển tăng.
- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,25%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,09%.
- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,03%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,25%.
2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm giáo dục giảm 0,92% và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,17% do nguồn cung dồi dào.
Lạm phát cơ bản tháng 11/2021 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 0,58% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng tích cực với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 715 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; tổng nguồn vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD,... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống k...
-
Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 185 tỷ USD
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 185 tỷ USD, tiến gần đến mốc 200 tỷ USD.
-
Xuất khẩu năm 2025: Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng 6%
Bộ Công Thương nhận định, trong năm 2025, hoạt động xuất khẩu dự báo có nhiều thuận lợi và dư địa tăng trưởng do lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt, nhu cầu thị trường quốc tế đang trên đà hồi phục và đề xuất đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6%...