Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9 tháng đầu năm 2023, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước ước tính đạt 498 tỷ USD, giảm 11%, tương ứng giảm 61,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu đạt 259 tỷ USD, giảm 8,2% (tương ứng giảm 23,32 tỷ USD), và nhập khẩu ước đạt 238 tỷ USD, giảm 13,8% (tương ứng giảm 38 tỷ USD).
Xuất khẩu clinker và xi măng giảm cả về lượng và giá trị sau 9 tháng đầu năm 2023
Đối với mặt hàng xi măng, sản lượng xuất khẩu clinker và xi măng trong tháng 9 đạt hơn 2,28 triệu tấn với trị giá 94 triệu USD, giảm 15,4% về lượng và giảm 19% về trị giá so với tháng 8 trước đó.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam thu về từ mặt hàng này hơn 1 tỷ USD, giảm nhẹ 1,6% về sản lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt bình quân đạt 43 USD/tấn, tương đương với hơn 1 triệu đồng/tấn, giảm 2 USD/tấn so với cùng kỳ.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, 3 thị trường xuất khẩu xi măng chính của Việt Nam là Philippines, Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Còn với clinker, các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Bangladesh, Philippines.
Trong giai đoạn này, xuất khẩu xi măng sang các quốc gia châu Á đều đang ghi nhận sản lượng tăng mạnh.
Philippines là thị trường xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với hơn 6,17 triệu tấn, đạt trị giá hơn 277 triệu USD, tăng 3% về lượng nhưng giảm nhẹ 1,4% so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt bình quân 45 USD/tấn, giảm nhẹ 1 USD/tấn so với cùng kỳ.
Bangladesh là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam khi chi hơn 167 triệu USD để nhập khẩu hơn 4,47 triệu tấn clinker và xi măng, tăng 80% về lượng và tăng 67% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu giảm nhẹ 3 USD/tấn so với cùng kỳ, ở mức 37 USD/tấn.
Thị trường thứ 3 nhập khẩu clinker và xi măng của Việt Nam là Đài Loan (Trung Quốc). Trong 9 tháng, xuất khẩu mặt hàng này sang Đài Loan đạt 1,3 triệu tấn với trị giá hơn 50,5 triệu USD, tăng 4,5% về lượng nhưng giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt 42 USD/tấn.
VNCA nhận định, xuất khẩu xi măng và clinker thời gian tới sẽ tiếp tục khó khăn khi nhu cầu xây dựng của thị trường chính là Trung Quốc vẫn trầm lắng. Mặc dù Trung Quốc đã mở cửa trở lại, nhưng thị trường bất động sản nước này chưa khởi sắc, dẫn tới xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam vẫn gặp khó khăn.
Mặc dù dự báo kênh xuất khẩu trong những năm tiếp theo không có nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng các chuyên gia cho rằng, ngành xi măng vẫn có thể kỳ vọng vào những tín hiệu tích cực từ việc giải ngân mạnh mẽ của Chính phủ đối với nhóm dự án đầu tư công giai đoạn tới để bù đắp phần nào sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....