Giá đã chạm đáy
Ông đánh giá tnhư thế nào về thị trường BĐS những tháng đầu năm, đặc biệt là phân khúc đất nền?
Thị trường ở TP HCM và Hà Nội rất khác nhau. Tại Hà Nội, khu vực trung tâm vẫn giữ nguyên giá, có xuống chút ít và giao dịch ít đi còn các dự án bất động sản trong khu vực ngoài vành đai 3 có tín hiệu chưa được tốt nhưng cuối tháng 3 đã có giao dịch trở lại. Các nhà đầu tư hiện đang nhắm vào các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, giá trị sản phẩm nằm cỡ 1,5 đến 2 tỷ đối với căn hộ, đất nền thì bắt đầu có giao dịch.
Đối với các dự án chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ phát buộc phải bán đi vì nhiều lý do khác nhau. Đã có những tín hiệu người mua quay lại thị trường để mua, thông qua các sàn giao dịch chúng ta có thể thấy giao dịch đã khởi sắc trở lại mặc dù chưa được ồ ạt nhưng đã có tín hiệu quay trở lại thị trường.
Theo ông, trong thời gian tới bất động sản có tiếp tục giảm giá nữa không?
Thời gian qua hàng loạt chính sách khuyến mãi của chủ đầu tư nếu phân tích một dự án thì chúng ta thấy giá chủ đầu tư đưa ra sau khi trừ đi tất cả các chi phí đầu tư ban đầu, khuyến mại, giảm giá đã cận kề với suất đầu tư ban đầu của chủ đầu tư.
Đây là cơ hội rất tốt cho người tiêu dùng và rủi ro cho nhà đầu tư, dự án đó hoàn toàn có thể bị lỗ nếu bán ở mức giá đó, đối với người tiêu dùng phân tích đầu tư đây là cơ hội rất tốt cho thị trường và người tiêu dùng, với người tiêu dùng cần nhà để sử dụng đây cũng là điều tốt cho thị trường tại thời điểm này.
Có giảm giá hay không thì rất có phân tích tuy nhiên trên những tín hiệu chúng ta nhìn thấy thì thị trường đã có dấu hiệu khởi sắc vì giá đã xuống rất thấp và những người có tiền thì đã bắt đầuquay lại để mua, đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS cũng gia tăng do họ nhìn thấy sức hấp dẫn của thị trường. Cùng với đó là hàng loạt các công cụ mới của các bộ ngành đã đưa ra và như vậy có thể dự báo một cách khách quan là thị trường sẽ có khởi sắc vào cuối năm nay và thực sự đang là cơ hội cho những tổ chức có tài chính và quản trị tốt và là cơ hội hình thành một lớp nhà đầu tư BĐS mới.
Tìm giải pháp về vốn
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đang ngập trong nợ nần, theo ông có giải pháp nào để thoát khỏi tình trạng này không?
Để có nguồn vốn mới đòi hỏi nhiều yếu tố không chỉ là nguồn tiền mà bản chất đây là năng lực hiện tại của doanh nghiệp phải được củng cố nhiều hơn.
Trách nhiệm của DN cần tái cấu trúc, cắt giảm chi phí cho phù hợp với thời điểm thị trường đang đóng băng. Thậm chí phải thay đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp hơn.
Hiện tại tất cả các DN kinh doanh BĐS kinh doanh đa phần có các khoản vay ngân hàng và để có nguồn vay mới thì phải có giải quyết những khoản vay đang có đang tới hạn phải trả, cấu trúc lại khoản vay, khoanh nợ, giãn nợ cho DN.
Nếu các DN đó là khách hàng truyền thống của ngân hàng, lịch sử lành mạnh mà chẳng qua thời điểm này họ thiếu tiền mặt do chưa thu được tiền từ sản phẩm thì hoàn toàn có thể giãn nợ và tái cấu trúc các khoản nợ của họ.
Có một số khoản nợ xấu của một số DN mặc dù cũng là DN tốt nhưng chẳng qua thời điểm này họ gặp khó khăn không trả được thì trở thành nợ xấu thì nhà nước nên có một số nguồn vốn hỗ trợ để mua lại khoản nợ xấu này với giá hợp lý.
Khi định giá NH định giá chỉ cho vay 50% giờ có thể mua lại với giá 30% giá trị thực của sản phẩm đó và đến thời điểm tốt có thể bán lại sản phẩm này, cần một nguồn vốn mới và nếu như Chính phủ có nguồn vốn này thì sẽ gỡ được điểm xấu của DN ở thời điểm này.
Hiện tại theo thống kê 73% các khoản thuế chưa nộp được tiền thuế sử dụng đất, có nhiều lý do khiến DN chưa nộp được tiền thuế sử dụng đất, đặc biệt tại Hà Nội do chủ trương dừng 240dự án để điều chỉnh quy hoạch vì vậy các DN này cần được điều chỉnh quá trình nộp thuế, họ vẫn tiếp tục phải nộp thuế là đương nhiên nhưng thời điểm nộp thuế có thể được lùi đi, từ đó họ mới có cơ hội nhận các nguồn vốn mới từ hợp tác với DN khác hoặc từ ngân hàng.
Xin cám ơn ông!