08/01/2012 2:23 PM
Theo một báo cáo gần đây của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), có khoảng 40 đến 50 triệu nông dân Trung Quốc bị mất đất nông nghiệp.

Con số này đang gia tăng với tốc độ 3 triệu nông dân mỗi năm, và sẽ đạt 110 triệu người vào khoảng năm 2030.


Theo nghiên cứu gần đây của một nhóm chuyên gia Trung Quốc, có tới 50 triệu nông dân đã bị mất đất, và hầu hết những người này đều không thỏa mãn với việc bồi thường.


Gần 50 triệu nông dân Trung Quốc bị mất đất

Nông dân Trung Quốc càng ngày càng bị mất đất


Báo cáo Phát triển đô thị Trung Quốc năm 2011 và được Viện Nghiên cứu đô thị và môi trường của CASS công bố, khẳng định rằng những khu vực đất đai nông nghiệp rộng lớn đã và đang bị chiếm đoạt vì tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa của Trung Quốc ngày càng tăng


Theo chỉ thị "Quy hoạch sử dụng đất quốc gia" do Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc công bố hồi tháng 10 năm 2008, từ năm 2000-2030, hơn 8,6 triệu mẫu đất nông nghiệp sẽ bị thu hồi và hơn 100 triệu nông dân sẽ mất đất.


Báo cáo cũng nói rằng, trong khi đất nông nghiệp đang mất đi, có một xu hướng nghiêm trọng là đất đô thị đang được sử dụng một cách không thỏa đáng. Theo chỉ thị "Quy hoạch sử dụng đất quốc gia", có khoảng 657.000 hecta đất không được sử dụng ở Trung Quốc. Điều này dẫn đến kết luận rằng quy mô của việc thu hồi đất đai lớn hơn so với nhu cầu thực tế.


Với những nông dân bị mất đất nông nghiệp, trang mạng chính thức Red Net của tỉnh Hồ Nam đã báo cáo một cuộc khảo sát 132 hộ gia đình, cho biết 97% nông dân không hài lòng với việc bồi thường.


Mức đền bù tiêu chuẩn cho người nông dân để làm đất thương mại là khoảng 20.000 tới 35.000 USD mỗi mẫu. Nhưng đất nông nghiệp này thường nằm ở một khu đô thị mới phát triển, có thể bán được giá trên 10 lần giá trị hiện tại của nó.

Năm 2003, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, ông Han Jun cho biết kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế cho đến năm 2003, chính quyền Trung Quốc đã tước đoạt 312,8 tỷ USD từ các nông dân bằng cách thu hồi đất nông nghiệp với mức giá thấp và sau đó bán lại với giá cao.

Sự khảo sát trên tờ Red Net cũng khẳng định rằng 85,61% nông dân không có bất kỳ loại an sinh và bảo hiểm xã hội nào và chỉ 12% có bảo hiểm y tế. Khi được hỏi họ sợ gì nhất, 15,91% nói rằng họ sợ không có bảo hiểm y tế, 27,27% nói rằng sợ không có bảo hiểm hưu trí và 75% lo sợ thất nghiệp.

Những nông dân mất đất không có việc làm và thu nhập ổn định. Sau khi mất quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, và thu nhập từ mảnh đất nông nghiệp của họ, thì họ không có được sự đảm bảo về tài chính.

Xu Zhiyong, thuộc Đại học Bưu chính và Viễn thông Bắc Kinh, nói với tờ báo China Youth Daily: "tranh chấp nổi lên từ việc chiếm đoạt quyền sở hữu đất nông nghiệp không phải là một vấn đề khu vực. Nó tồn tại ở hầu như mọi thành phố lớn nhỏ, quận huyện và thị trấn".

Theo số liệu thống kê được đưa ra trong báo cáo của CASS, trong số những người nông dân khiếu nại tới các cấp chính quyền cao hơn để được giúp đỡ, 60% các khiếu nại liên quan đến đất nông nghiệp, và 30% có liên quan đến việc trưng dụng đất đai.

Trong số những người nông dân mất đất, 60% trong số họ nói rằng họ đang trong tình trạng kinh tế khó khăn, và 81% lo lắng về sinh kế tương lai của họ.

Trong số 2.942 người nông dân mất đất được khảo sát, Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc phát hiện ra rằng chỉ có 2,7% người nhận được việc làm sau khi bị mất đất; 24,8% phải tự mình đi kiếm việc làm; 27,3% buôn bán nhỏ, 20% vẫn ở nhà, thất nghiệp.

Theo Nguyễn Dũng (Người đưa tin)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.