Khách thuê cho rằng Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến khó lường, do vậy họ sẽ tăng cường sử dụng các không gian văn phòng linh hoạt để thích ứng tốt hơn trước những thay đổi mà dịch bệnh có thể gây ra.
Theo báo cáo toàn cầu về không gian văn phòng linh hoạt năm 2021 của JLL, 41% khách thuê được hỏi cho biết họ sẽ tăng cường sử dụng văn phòng linh hoạt trong chiến lược làm việc sau đại dịch.
Scott Homa, Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Nghiên cứu Thị trường Văn phòng Hoa Kỳ của JLL, cho biết: “Doanh nghiệp và người lao động có cách nhìn rất khác nhau về cách thức quản lý việc quay trở lại văn phòng. Điều này có thể dung hòa bằng không gian làm việc linh hoạt. Khái niệm văn phòng linh hoạt sẽ được mở rộng hơn trong tương lai, không chỉ trong cách thiết kế và công năng, mà còn cả ở vị trí thực tế mà người lao động tập trung và làm việc”.
Khi được hỏi, 63% người lao động cho biết họ thích mô hình kết hợp hơn là chỉ làm việc tại văn phòng hoặc tại nhà. Điều này cho thấy không gian làm việc linh hoạt sẽ mang lại sự chủ động cho các công ty vì họ có thể thuê các văn phòng nhỏ hơn (hoặc đôi khi lớn hơn) sẵn sàng để sử dụng trong một thơi gian ngắn với giao dịch hợp đồng được thực hiện nhanh chóng. Ngay cả trong khoảng 10 năm trước đại dịch, lĩnh vực không gian linh hoạt đã tăng trưởng trung bình 22% mỗi năm trên toàn cầu, nhanh hơn so với thị trường văn phòng thông thường.
Theo JLL, có bốn yếu tố chính thúc đẩy sự quan tâm của khách thuê đối với không gian văn phòng linh hoạt, bao gồm:
Giảm chi phí. Các không gian linh hoạt luôn sẵn sàng để sử dụng ngay nên có thể giảm chi phí phải trả ban đầu cho các hoạt động như trang trí nội thất và mua sắm đồ đạc. Từ đó tăng hiệu quả sử dụng văn phòng cho nhà phát triển và giảm chi phí cho khách thuê.
Nhanh chóng. Không gian linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng quy mô nhân sự nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn khi họ nhận dự án mới hoặc phát triển nhanh hơn dự kiến. Nếu xảy ra sự kiện bất ngờ như đại dịch, không gian linh hoạt giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa hoặc kết hợp mà không bị ràng buộc bởi một hợp đồng thuê dài hạn.
Đổi mới và hợp tác. Văn phòng linh hoạt mang lại cho người lao động cơ hội tương tác một cách ngẫu hứng, từ đó khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong công việc.
Thu hút nhân tài. Không gian linh hoạt có thể mang lại cho doanh nghiệp lợi thế trong cuộc chiến giành nhân tài bằng cách nhanh chóng mở rộng quy mô để tiếp nhận nhân sự mới, hay giảm thời gian đi làm tại văn phòng cho nhân sự hiện tại.
Ông Homa nói: “Nhu cầu gia tăng đối với không gian làm việc linh hoạt xuất phát từ cấu trúc và nhu cầu của doanh nghiệp, chứ không phải chỉ do tác động của đại dịch. Nhiều nhà đầu tư và các chủ tòa nhà đang đưa ra nhiều cách thức phát triển các văn phòng linh hoạt, bao gồm cả việc đặt chúng trong các khách sạn, để cung cấp nhiều tiện nghi hiện đại và tăng tính hấp dẫn của dịch vụ”.
Hiện tại, chỉ có 3% số doanh nghiệp mà JLL khảo sát đang sử dụng không gian làm việc linh hoạt ở mức 10% tổng diện tích văn phòng mà họ thuê. Tuy nhiên, JLL kỳ vọng mô hình nay sẽ tiếp tục quỹ đạo phát triển tốt, từ một phần nhỏ trở thành một yếu tố chủ đạo trong thị trường bất động sản thương mại, với tỷ lệ 30% vào năm 2030. Các công ty công nghệ, doanh nghiệp sáng tạo và các công ty tài chính sẽ là những đối tượng khách hàng mục tiêu của văn phòng linh hoạt, thậm chí trở thành các nhà đầu tư của lĩnh vực này trong tương lai.
-
Văn phòng linh hoạt: Sau đại dịch là đại thắng?
CafeLand - Năm nay luôn là một năm đầy thử thách đối với WeWork. Đợt phát hành lần đầu ra công chúng trị giá 47 tỷ USD vào tháng 9 năm 2019 đã thất bại, kéo theo sự ra đi của nhà sáng lập Adam Neumann và những đánh giá tiêu cực về văn hóa công ty.
-
Giá thuê văn phòng TP.HCM dự báo tăng mạnh trong năm 2025
Năm 2025, thị trường văn phòng TP.HCM ghi nhận thêm 165.000 m2 nguồn cung mới từ hai dự án ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Tăng trưởng giá thuê dự báo tăng mạnh 5% trong năm 2025.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.