Một chung cư "cõng" băng rôn đỏ rực vì chủ đầu tư chưa bàn giao sổ hồng.
Trong đó có, 25.631 căn nhà (chủ yếu là căn hộ chung cư) và 2.693 căn hộ officetel. Số liệu này nằm trong tổng số 490 dự án nhà ở được phê duyệt trong các năm 2015-2019, chưa bao gồm các dự án đã triển khai trước năm 2015. Nếu thống kê đầy đủ số liệu của hàng trăm dự án đã bàn giao nhà cho khách hàng, nhưng chưa được tính tiền sử dụng đất, thì số lượng căn nhà bị chậm cấp “sổ hồng” còn lớn hơn nhiều lần.
Dẫn đầu trong danh sách này có thể kể đến nhiều doanh nghiệp như Hưng Thịnh với gần 8.000 căn ở 13 dự án, Novaland 6.118 căn tại 11 dự án, Quốc Cường Gia Lai với 3.414 căn tại 7 dự án…
STT | Tên doanh nghiệp | Số lượng | ||
Dự án | Căn nhà | Căn hộ officetel | ||
1 | CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh | 13 | 7.944 | 847 |
2 | CTCP Tập đoàn Novaland | 11 | 6.118 | 1.165 |
3 | Tập đoàn bất động sản (giấu tên) | 10 | 3.489 | |
4 | CTCP Quốc Cường Gia Lai | 7 | 3.414 | 681 |
5 | CTCP Địa ốc Sài Gòn (Sài Gòn Res) | 3 | 1.377 | |
6 | CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam | 1 | 1.092 | |
7 | CTCP Tập đoàn C.T | 2 | 700 | |
8 | CTCP Đầu tư BĐS Hưng Lộc Phát | 1 | 476 | |
9 | CTCP Bất động sản Sơn Kim | 1 | 423 | |
10 | CTCP ĐT Phát triển Bất động sản An Gia | 1 | 392 | |
11 | CTTNHH XD TM Sài Gòn 5 | 2 | 176 | |
12 | CT TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành | 1 | 30 | |
Tổng cộng: | 53 | 25.631 | 2.693 |
HoREA cho biết, tình trạng chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) cho khách hàng mua nhà, tại các dự án nhà ở trên địa bàn thành phố, đã xảy ra trong nhiều năm qua, dẫn đến nhiều hệ lụy.
Trước hết là không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người mua nhà. Đã có một số trường hợp người mua nhà khiếu kiện gay gắt, phát sinh tụ tập đông người, căng băng rôn, biểu ngữ, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Đồng thời làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Cụ thể, số thu tiền sử dụng đất bị sụt giảm liên tục từ năm 2018 đến nay. Năm 2018, chỉ thu 16.493 tỷ đồng, giảm 21,2%; Năm 2019, chỉ thu 14.650 tỷ đồng, giảm 11,2% so với năm trước; 08 tháng đầu năm 2020, chỉ thu 4.453 tỷ đồng, giảm đến 52% so với 08 tháng đầu năm 2019.
Ngoài ra, việc “tắc tiền sử dụng đất” dẫn đến “tắc sổ hồng” cho người mua nhà còn làm thiệt hại cho chủ đầu tư dự án, vì chẳng những không thu được 5% giá trị hợp đồng (còn lại), lại bị mang tiếng “bội tín” với khách hàng.
Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM thừa nhận, hiện nay còn hơn 100 dự án đã nộp hồ sơ đề nghị tính tiền sử dụng đất nhưng chưa được giải quyết.
HoREA cho rằng có hai vấn đề cần tách bạch để xử lý phù hợp. Thứ nhất, người mua nhà là bên nắm giữ phần "có lý" và vô can trong hợp đồng. Nếu họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua nhà, thì phải được “ưu tiên” giải quyết cấp “sổ hồng” trước.
Thứ hai, về nghĩa vụ tài chính, tiền sử dụng đất bổ sung (nếu có) giữa chủ đầu tư dự án với Nhà nước thì tách ra xử lý riêng, với điều kiện chủ đầu tư cam kết và có giải pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước.
-
Mang tiếng “bội tín” với khách hàng chỉ vì tiền sử dụng đất
CafeLand - Mặc dù rất muốn, nhưng nhiều chủ đầu tư không thể nộp tiền sử dụng đất, dẫn đến cảnh người mua nhà không được cấp sổ hồng. Tình trạng này khiến không ít doanh nghiệp bị mang tiếng "bội tín" với khách hàng.
-
Nghịch lý người mua nhà lại “chây ì” làm sổ hồng
Chủ đầu tư, vốn là đối tượng bị người mua nhà hối thúc nhanh chóng thực hiện đủ các nghĩa vụ tài chính để sớm hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng căn hộ thì nay lại phải đi “giục ngược” lại người mua....
-
Mua chung cư, sau bao lâu chủ đầu tư phải xin cấp sổ hồng cho cư dân?
Theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp sổ hồng chung cư cho người mua. Vậy, quy định cụ thể như thế nào? Sau bao lâu thì chủ đầu tư phải xin cấp sổ hồng cho cư dân?...
-
Từ năm 2022, phạt nặng chủ đầu tư không chịu bảo hành căn hộ chung cư?
Tôi nghe nói, kể từ năm 2022 nếu chủ đầu tư không thực hiện sửa chữa căn hộ chung cư bị hư hỏng trong thời gian còn được bảo hành sẽ bị phạt rất nặng.