Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương góp ý dự thảo quyết định thay thế quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, theo VnExpress.
EVN đồng ý phương án 3 tháng điều chỉnh giá điện/lần
Hiện giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,37 đồng/kWh, áp dụng từ 4/5/2023. Mức này được Chính phủ quy định cứng (theo từng thời kỳ, năm) và là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp.
Góp ý với Bộ Công Thương về dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, EVN đồng tình với thẩm quyền và rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện.
Theo đó, khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ giảm giá điện ở mức tương ứng. Nếu giá điện bình quân tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ được quyền điều chỉnh tăng ở mức tương ứng. Sau khi tăng, EVN sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá điện tăng từ 5% đến dưới 10%, thẩm quyền quyết định tăng giá sẽ do Bộ Công Thương quyết định. Còn với trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.
Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.
Trước đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, trong đó lưu ý phù hợp với khung giá bán lẻ điện bình quân mới và đánh giá kỹ tác động, để trình cấp có thẩm quyền xem xét.
-
Bộ Công Thương đề xuất cho doanh nghiệp mua bán điện trực tiếp, không cần qua EVN
Bộ Công Thương đề xuất 2 trường hợp gồm mua bán điện giữa đơn vị phát điện, khách hàng thông qua đường dây kết nối trực tiếp hoặc mua bán điện thông qua hệ thống lưới điện quốc gia.
-
Tại sao EVN đưa phương án tăng giá điện “sốc”?
CafeLand - Dù muốn dù không thì thị trường phân phối điện hiện nay vẫn là thị trường độc quyền. Cụ thể, dù việc bán lẻ điện đã được giao về các công ty điện khu vực, địa phương thì tất các các công ty này vẫn thuộc Tập đoàn điện lực (EVN).
-
ĐỀ XUẤT MỚI: Giá điện bán lẻ còn 5 bậc, cao nhất 3.786 đồng/kWh
Biểu giá bán lẻ điện dự kiến rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là 3.786 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT.
-
Bộ Công Thương thông tin về việc điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần
Theo Bộ Công Thương, việc đề xuất rút ngắn hơn thời gian điều chỉnh giá điện để đảm bảo tính thị trường và cần đánh giá tác động kỹ lưỡng nhằm có phương án phù hợp nhất.
-
Thủ tướng vừa có chỉ đạo nóng về việc cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh
Thủ tướng yêu cầu tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà nhằm góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.