20/08/2020 1:15 PM
CafeLand - Dù muốn dù không thì thị trường phân phối điện hiện nay vẫn là thị trường độc quyền. Cụ thể, dù việc bán lẻ điện đã được giao về các công ty điện khu vực, địa phương thì tất các các công ty này vẫn thuộc Tập đoàn điện lực (EVN).

Dù muốn dù không thì thị trường phân phối điện hiện nay vẫn là thị trường độc quyền. Cụ thể, dù việc bán lẻ điện đã được giao về các công ty điện khu vực, địa phương thì tất các các công ty này vẫn thuộc Tập đoàn điện lực (EVN).

Chắc hẳn, nhà nước duy trì độc quyền đối với ngành điện không phải là vì… lợi nhuận, dù hiệu quả và lợi nhuận cũng là yếu tố quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Quan trọng hơn hết, độc quyền nhà nước tồn tại là nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Tại sao EVN đưa phương án tăng giá điện “sốc”?

Vì lẽ đó, kiểm soát giá điện tiếp tục là nội dung quan trong trong quản lý nhà nước đối với thị trường điện bán lẻ, như quy định về kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước đã được Luật cạnh tranh 2018 tiếp tục khẳng định (Điều 28). Cụ thể hơn, theo Luật điện lực, chi phí sản xuất, kinh doanh điện là cơ sở quan trọng để cơ quan chức năng xét duyệt mức giá bán lẻ điện. Đương nhiên, như đã nói, lợi nhuận của các đơn vị điện lực cũng được quan tâm, nhưng chỉ được quy định là bảo đảm ở mức “hợp lý” (Điều 30).

Về chi phí giá điện, theo giải trình của Bộ công thương và EVN, giá thành sản xuất, kinh doanh điện bình quân của năm 2017 được sử dụng làm con số đối sánh: 1.667,77 đồng/kWh (tăng 0,15% so với năm 2016). Trong khi đó, với mô hình giá điện bậc thang hiện thời, giá điện bình quân trong năm 2019 được Bộ Công thương xác định là 1.864,44 đồng/kWh, tăng 8,36% so với mức giá trước đây. Điều đáng nói là, mức giá này cao hơn mức giá thành sản xuất, kinh doanh nói trên gần 11,8%.

Khá thú vị là với biểu giá 6 bậc, mức giá điện sinh hoạt từ bậc 3 đến bậc 6 đều cao hơn mức giá bình quân.

Thực tế tiêu thụ điện sinh hoạt năm 2018 cũng cho thấy, doanh thu bán điện cũng có chênh lệch dương sau khi đã bù đắp mức hụt giá bán điện ở bậc 1 và bậc 2.

Cụ thể, chỉ có 35,6% trong tổng số hơn 25,89 triệu hộ sử dụng điện mức giá thấp so với gần 75% lượng khách còn lại phải trả giá cao, và cao hơn rất nhiều. Hay trong tổng số hơn 4,6 triệu kWh điện được tiêu thụ, chỉ có hơn 511 ngàn kWh điện (khoảng 11% tổng lượng điện tiêu thụ) được trả mức giá thấp thuộc bậc 1 và 2. Có nghĩa, có gần 90% lượng điện tiêu thụ được trả với mức giá cao.

Mức tiêu thụ điện năm 2018

Mức tiêu thụ điện năm 2018

Nguồn: Báo cáo giải trình của Chính phủ trước Quốc hội, 20/3/2019.

Với biểu giá mới đang được đề xuất, Bộ công thương trở lại đưa ra phương án điện một giá. Một lần nữa, lựa chọn điện một giá của hai phương án đều cao hơn 45% hoặc 55% so với mức giá bán bình quân, và đương nhiên sẽ cao hơn nhiều so với mức giá thành làm căn cứ tính giá. Với phương án tính giá theo bậc (gồm 5 bậc), thay đổi lớn nhất là gộp bậc 1 và bậc 2 của khung giá hiện tại thành một bậc, và tiếp tục tính giá thấp bằng 90% mức giá bán bình quân. Các bậc còn lại được nhiên được áp dụng mức giá cao hơn nhiều. Mức cao nhất có thể lên đến 185% hoặc 274% mức giá bình quân.

Biểu giá điện được đề xuất mới

Biểu giá điện được đề xuất mới

Nguồn: Bộ Công thương, 8/2020.

Về tiêu chí đảm bảo lợi nhuận ở mức hợp lý, báo cáo giải trình của Chính phủ trước Quốc hội trong năm ngoái khẳng định rằng, giá bán điện được thiết kế không nhằm bù đắp các khoản lỗ do EVN đầu tư ngoài ngành. Trước sự khác biệt giữa giá thành, mức giá bán điện, có thể dễ hình dung lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh dựa theo tổng lượng điện tiêu thụ ước tính.

Thú vị là, Chính phủ cho rằng, với mức giá hiện thời, tỷ suất lợi nhuận sau thuế của EVN sẽ là…3% tính trên…vốn chủ sở hữu cho sản xuất, kinh doanh điện.

Thực chất, quyết định giá điện sẽ phải dựa vào nhiều yếu tố khác, kể cả sự cần thiết đưa ra những đánh giá tác động vĩ mô đối với nền kinh tế. Báo cáo đề xuất của EVN, Bộ công thương và giải trình của Chính phủ vì vậy đều chứa đựng các thông số giá đối chiếu, đặc biệt là tác động của mức tăng giá lên chỉ số CPI. Nhưng cho dù thế nào thì giá điện cũng không vì vậy mà cao, thấp dựa trên những so sánh với mức giá chung của các nước. Thậm chí, khi cần thiết, nhà nước vẫn phải buộc bù lỗ để có thể duy trì giá điện ở mức độ… vừa phải nhằm đảm bảo mục đích phát triển kinh tế và an sinh xã hội như đã nói ở trên.

* Trương Trọng Hiểu, ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG TP.HCM.

Trương Trọng Hiểu
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.