CafeLand - Cuộc chiến về phương thức tài trợ cho sự phục hồi của Liên minh châu Âu vẫn đang căng thẳng giữa các nước giàu và các nước nghèo hơn, đe dọa đến sự phục hồi kinh tế của khu vực.

EU vẫn chưa tìm được giải pháp cứu trợ nền kinh tế

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đưa ra đề xuất nhằm đưa châu Âu ra khỏi cuộc suy thoái lịch sử bên cạnh các kế hoạch dài hạn cho ngân sách EU. Nhưng sự chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia thành viên đang làm tăng nguy cơ cần cứu trợ khẩn cấp.

Cuối tuần qua, một nhóm các quốc gia bảo thủ được gọi là “Bộ tứ tiết kiệm” gồm Áo, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch đã bác bỏ một thỏa hiệp giữa Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu. Các quốc gia nhấn mạnh rằng các nước thành viên bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng Covid-19 nên được cho vay và không phải trợ cấp.

Một sự phục hồi không đồng đều “sẽ xé tan thị trường đơn nhất của chúng ta, tạo ra bối cảnh chính trị và tài chính căng thẳng nghiêm trọng ở khu vực đồng euro và EU”, Mário Centeno, Bộ trưởng Tài chính châu Âu cảnh báo. “Chúng ta sẽ vô thức bước vào một cuộc khủng hoảng tài chính với rất nhiều nguy cơ”.

Viện trợ hay cho vay

Đồng euro đã xoay sở để sống sót qua cuộc khủng hoảng nợ giữa năm 2010 và 2012 nhờ các khoản vay cứu trợ khổng lồ của EU cho các quốc gia như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. Ngân hàng Trung ương châu Âu hứa sẽ làm “bất cứ điều gì” để bảo vệ tiền tệ.

Giờ đây, toàn bộ châu Âu đang phải đối mặt với cú sốc kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 1930, chỉ một số quốc gia sẽ chịu nhiều tổn thất hơn so với những quốc gia khác. Ủy ban châu Âu dự đoán rằng GDP ở 19 quốc gia sử dụng đồng euro sẽ thu hẹp 7,75% trong năm nay. Nền kinh tế của Ý có thể giảm hơn 9%, tỷ lệ nợ trên GDP của quốc gia này đã là 135% vào cuối năm 2019.

Khi các nhà lãnh đạo EU tranh giành để có thêm tiền cứu trợ, câu hỏi lớn đặt ra là liệu quỹ phục hồi đại dịch có nên cung cấp các khoản vay hoặc khoản trợ cấp của các quốc gia thành viên hay không. Trong khi đó, việc dựa vào các khoản vay cũng đồng nghĩa với việc sẽ làm tăng gánh nặng của các quốc gia mắc nợ cao như Ý.

Một bước đột phá đã đến vào tuần trước khi Đức và Pháp đề xuất thành lập quỹ thu hồi trị giá 500 tỉ euro (549 tỉ USD). Theo đề xuất, Ủy ban châu Âu sẽ vay tiền để thúc đẩy nền kinh tế và các khoản tài trợ cho các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thông qua ngân sách EU. Khoản nợ phát hành để gây quỹ sẽ phải được trả theo thời gian, “nhưng không phải bởi những người thụ hưởng”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói.

Đề xuất vẫn cần được Ủy ban châu Âu chính thông qua, nhưng không phải tất cả 27 quốc gia thành viên đều chấp nhận chung thuyền. Áo, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch có vẻ hợp nhất chống lại kế hoạch Pháp-Đức.

Một cuộc đàm phán khó khăn

Rahman hy vọng Ủy ban sẽ kêu gọi một quỹ phục hồi trị giá 600 tỉ euro (654 tỉ đô la Mỹ) đến 700 tỉ euro (763 tỉ đô la Mỹ). Ông nghĩ rằng đề xuất này sẽ bao gồm một hỗn hợp các khoản vay và các khoản tài trợ trực tiếp để cố gắng đưa các quốc gia bảo thủ lên cùng thuyền.

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất cần được xử lý với ngân sách khoảng 1.000 tỉ euro (1.100 tỉ USD). Các quốc gia thành viên cũng cần phải đưa ra các điều khoản về số tiền họ dự kiến ​​sẽ đưa vào. Đại dịch đã và đang làm phức tạp hơn những vấn đề vốn đã gây tranh cãi.

Để có được các quỹ cứu trợ tới châu Âu trong nửa cuối năm nay sẽ cần một thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo EU vào tháng 6 hoặc tháng 7, theo ông Rahman, sau đó là một cuộc bỏ phiếu khẳng định tại Nghị viện châu Âu vào đầu tháng 9.

Làn sóng chính trị

Enrico Letta, cựu thủ tướng Ý, cho biết nhiều người Ý cảm thấy họ bị bỏ lại một mình để đối phó với hậu quả của đại dịch. “Tôi nghĩ rằng, châu Âu thực sự cần thiết phải có một phản ứng rất toàn diện, nhanh chóng và hiệu quả”.

EU vẫn chưa tìm được giải pháp cứu trợ nền kinh tế

Nếu Ý và các nước phía nam khác phải chịu sự phục hồi chậm hơn so với các nước láng giềng phía bắc, thì sẽ gây ra bất ổn chính trị trong khu vực.

Ở Đức, các công ty đang gặp khó khăn đã nhận được bảo lãnh tín dụng khá lớn từ nhà nước. Tuy nhiên, ở Ý, nguy cơ vỡ nợ của công ty đang gia tăng, sự cần thiết phải có một chiến lược phối hợp chặt chẽ hơn.

  • Đức, Pháp đề xuất lập quỹ 500 tỉ euro giải cứu châu Âu

    Đức, Pháp đề xuất lập quỹ 500 tỉ euro giải cứu châu Âu

    CafeLand - Ngày 18/5, Đức và Pháp đã công bố một sáng kiến ​nhằm giải cứu Liên minh châu Âu khỏi cuộc khủng hoảng khó khăn nhất trong lịch sử mà chính nó đã bắc cầu cho sự chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia và cản trở tiến trình phục hồi sau đại dịch.

Thúy Vi (CNN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.