CafeLand - Ngày 18/5, Đức và Pháp đã công bố một sáng kiến ​nhằm giải cứu Liên minh châu Âu khỏi cuộc khủng hoảng khó khăn nhất trong lịch sử mà chính nó đã bắc cầu cho sự chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia và cản trở tiến trình phục hồi sau đại dịch.

Sau cuộc họp qua cầu truyền hình, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất thành lập một quỹ phục hồi trị giá 500 tỉ euro (543 tỉ USD) để giúp các nước và các ngành công nghiệp EU gặp khó khăn nhất do đại dịch Covid-19.

Bà Merkel cho rằng cuộc khủng hoảng đang đe dọa sự gắn kết của Liên minh châu Âu. Sáng kiến ​​của hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu là nhằm đạt được sự đồng thuận giữa tất cả 27 quốc gia thành viên.

"Để hỗ trợ phục hồi bền vững, phục hồi và tăng cường tăng trưởng ở EU, Đức và Pháp sẽ hỗ trợ một quỹ phục hồi đầy tham vọng, mang tính tạm thời và có mục tiêu", bà Merkel cho biết.

Khả năng phục hồi của châu Âu sau cú sốc kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng đã bị đe dọa bởi việc khơi lại các vết thương chính trị cũ. Cùng lúc đó, sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên đã làm chậm tiến độ của một quỹ phục hồi mà Ủy ban châu Âu hy vọng có thể tăng ít nhất 1.000 tỉ euro (1,1 nghìn tỉ USD) để xây dựng lại nền kinh tế khu vực.

Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng các nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu, cho biết gói này sẽ hoạt động vào ngày 1/6, nhưng Ủy ban châu Âu tới ngày 6/5 vẫn chưa hoàn tất đề xuất của mình.

Quỹ cung cấp các khoản vay hoặc trợ cấp cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề như Ý và Tây Ban Nha. Ủy ban châu Âu sẽ vay tiền để thúc đẩy nền kinh tế và chuyển các quỹ thông qua ngân sách EU đến các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ông Macron cho biết quỹ phục hồi của EU sẽ được hưởng sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Mặc dù quỹ sẽ phải được hoàn trả theo thời gian, gánh nặng đó sẽ không chỉ thuộc về những người cần sự giúp đỡ nhất.

"500 tỉ euro này sẽ phải được hoàn trả", Macron nói, nhưng "không phải bởi những người thụ hưởng", ông nói thêm.

Ủy ban châu Âu đã cảnh báo vào đầu tháng này rằng nền kinh tế Liên minh châu Âu sẽ thu hẹp kỷ lục 7,5% trong năm nay, và sự sụt giảm thậm chí có thể còn sớm hơn trên 19 quốc gia sử dụng đồng euro.

Sự suy giảm này mạnh hơn nhiều so với khu vực phải chịu sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và viễn cảnh bi quan hơn so với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tháng 4.

Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, hoan nghênh "đề xuất mang tính xây dựng của Pháp và Đức". Còn Chủ tịch Hội đồng châu Âu Michel gọi đó là "bước đi đúng hướng" cho EU.

"Tôi hoan nghênh những nỗ lực của Đức và Pháp để tìm ra điểm chung cho quỹ phục hồi", Michel cho biết. "Tôi kêu gọi tất cả 27 quốc gia thành viên làm việc trên tinh thần thỏa hiệp ngay khi Ủy ban châu Âu đưa ra một đề xuất".

Các quan chức EU cảnh báo rằng nỗi đau có thể còn tồi tệ hơn dự báo nếu đại dịch nghiêm trọng và kéo dài hơn so với dự kiến ​​hiện nay.

  • Châu Âu chật vật tìm tiếng nói chung để giải cứu nền kinh tế

    Châu Âu chật vật tìm tiếng nói chung để giải cứu nền kinh tế

    CafeLand - Khả năng phục hồi sau cú sốc kinh tế tồi tệ nhất của châu Âu kể từ cuộc “đại suy thoái” đang bị đe dọa bởi việc khơi lại các vết thương cũ về chính trị và các vấn đề về pháp lý. Điều này có thể đe dọa đến hàng nghìn tỉ Euro tiền kích thích.

Thúy Vi (CNN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.