Đường Võ Văn Kiệt dự kiến sẽ được nối dài thêm 14,6km.
Theo định hướng quy hoạch, đường Võ Văn Kiệt – trục giao thông huyết mạch phía Tây TP.HCM sẽ được nối dài 14,6km, chia thành 3 đoạn chính:
Đoạn 1: Từ cầu vượt Quốc lộ 1 đến đường Tân Tạo – Chợ Đệm (đường Võ Trần Chí), dài 2,7km.
Đoạn 2: Từ Tân Tạo – Chợ Đệm đến giao với đường Vành đai 3, dài 6,6km.
Đoạn 3: Từ Vành đai 3 đến ranh giới Long An, dài 5,3km, trong đó 1,68km cuối tuyến đi qua khu đô thị Sing Việt (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh).
Dự án đi qua địa bàn các xã Tân Kiên, Tân Nhựt, Lê Minh Xuân và Bình Lợi thuộc huyện Bình Chánh. Đây đều là những khu vực đang có tốc độ đô thị hóa nhanh và nhu cầu giao thông tăng cao.
Đáng chú ý tuyến đường sẽ xây dựng 6 cầu vượt sông, gồm: Cầu Cái Trung, Hưng Nhơn, Láng Le Bàu Cò, Kênh A, cầu An Hạ và Xáng An Hạ, giúp đảm bảo kết nối xuyên suốt và nâng cao năng lực thông hành trong khu vực.
Ngoài ra, nút giao khác mức với đường Vành đai 3 sẽ được đầu tư hiện đại, bao gồm cầu vượt, hầm chui và các nhánh rẽ, giúp giảm xung đột giao thông, tránh ùn tắc cục bộ và đảm bảo luồng xe thông suốt ra vào khu đô thị và các khu công nghiệp phía Tây.
Công trình dự kiến sẽ triển khai theo hai phương án:
Phương án 1: Đầu tư toàn tuyến 14,6km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 19.300 tỷ đồng.
Phương án 2: Đầu tư đoạn từ Vành đai 3 đến ranh Long An (5,3km), tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.
Tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn trục chính đô thị, tốc độ thiết kế 80km/h cho làn xe cơ giới và 60km/h cho làn hỗn hợp, mặt cắt ngang có thể lên tới 60m. Hướng tuyến cơ bản theo quy hoạch đã được duyệt, riêng đoạn qua khu Sing Việt sẽ có phương án thiết kế riêng, đảm bảo phù hợp quy hoạch đô thị mới.
Theo phương án được cập nhật, tuyến đường nối Võ Văn Kiệt đến ranh Long An sẽ có chiều dài 12,5km với tổng vốn đầu tư khoảng 8.400 tỷ đồng, đóng vai trò kết nối giữa TP.HCM với các trục giao thông chiến lược phía Tây và Tây Nam Bộ.
Việc nối dài tuyến đường Võ Văn Kiệt không chỉ cải thiện giao thông cho TP.HCM mà còn giúp mở rộng không gian phát triển về phía Tây, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối khu đô thị, công nghiệp của huyện Bình Chánh với tỉnh Long An. Đồng thời, dự án cũng tạo trục giao thông đối xứng với đại lộ Nguyễn Văn Linh ở phía Nam, hoàn thiện mạng lưới trục Đông – Tây quan trọng của TP.HCM.
-
Cao tốc TP.HCM – Long Thành sắp được mở rộng thêm 22km
Dự án Mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành, thuộc tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư và dự kiến được phê duyệt chủ trương trong tháng 6/2025.
-
Bộ Xây dựng vạch chiến lược mở rộng mạng lưới cao tốc, khởi công 19 dự án trong 2025
Năm 2025 được xem là năm bứt phá của ngành giao thông Việt Nam, khi Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đầy tham vọng: thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng đến Cà Mau và khởi công 19 dự án trọng điểm.
-
Tuyến đường 1.557 tỷ đồng nối Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương sắp khởi công trở lại
Sau 7 năm ngừng thi công, tuyến đường nối từ đại lộ Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương được UBND TP.HCM đưa ra lộ trình khởi công trở lại vào năm 2025. Đây là một trong những dự án quan trọng nhằm cải thiện hệ thống giao thông khu vực phía Tây Nam thành phố, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.557 tỷ đồng.








-
Livestream bán nhà gây bão MXH, Cường Đô la hé lộ loạt dự án của C Holdings - "cơ ngơi" riêng bên cạnh Quốc Cường Gia Lai
Nổi tiếng với danh xưng thiếu gia nhà QCGL cùng thú chơi siêu xe, không ít người tò mò liệu ông Cường khi điều hành công ty riêng sẽ ra sao?
-
TP.HCM quy hoạch hơn 10.000 ha đất công nghiệp dọc Vành đai 3 và các trục giao thông chiến lược
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 đã hé lộ kế hoạch Tổ chức không gian sản xuất công nghiệp, công nghệ cao của thành phố trong giai đoạn mới....
-
Vietjet tự phục vụ mặt đất, Công ty Cổ phần phục vụ mặt đất Sài Gòn “bay” bao nhiêu doanh thu?
Vietjet nhiều năm qua là khách hàng lớn của SAGS. Năm ngoái, công ty này có doanh thu 1.518 tỷ đồng thì Vietjet đóng góp hơn 591 tỷ đồng, tức khoảng 39%.