Cao ốc bị coi là tội đồ của ùn tắc. Ảnh: Nhật Minh
Thực tế phương tiện ô tô đã tăng 191%, còn xe máy tăng 92% so với thời điểm 10 năm trước đây. “Với tốc độ tăng phương tiện phi mã như vậy thì không có một hệ thống hạ tầng, quy hoạch nào theo kịp. Vậy nhưng, trong công tác thực hiện quy hoạch và quản lý phương tiện giao thông tại Hà Nội lại đang thực hiện nhiều nội dung rất trái ngược”, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đánh giá.
Đề cập cụ thể hơn những trái ngược trên, ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, bản chất ùn tắc giao thông tại các quận nội thành hiện nay là do mật độ dân cư, kéo theo đó là lượng phương tiện cá nhân tập trung đông, trong khi đó hạ tầng không thể phát triển được nhiều.
Để giải quyết tình trạng này, hơn 10 năm nay Chính phủ đã có chủ trương di dời các nhà máy, trụ sở, trường học và bệnh viện tại nội thành Hà Nội ra ngoại thành để giảm mật độ dân cư. Cùng với đó, Chính phủ cũng có yêu cầu, trong khu vực trung tâm từ đường Vành đai 2 trở vào, không xây dựng các tòa cao ốc cao trên 10 tầng.
Vậy nhưng, trong 10 năm qua, ngoài những tòa nhà cao ốc đã xây dựng, đưa vào sử dụng, hiện khu vực trung tâm Hà Nội vẫn còn hàng chục dự án tòa nhà cao trên 10 tầng, có dự án cao trên 40 tầng. Thậm chí, đất tại một số các cơ quan, trường học được di dời đi để giảm áp lực dân cư, thì chính tại đây lại mọc lên những cao ốc thương mại cao từ 20 đến 30 tầng.
Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, Chính phủ cũng có yêu cầu, trong khu vực trung tâm từ đường Vành đai 2 trở vào, không xây dựng các tòa cao ốc cao trên 10 tầng. Vậy nhưng, trong 10 năm qua, ngoài những tòa nhà cao ốc đã xây dựng, đưa vào sử dụng, hiện khu vực trung tâm Hà Nội vẫn còn hàng chục dự án tòa nhà cao trên 10 tầng, có dự án cao trên 40 tầng. Thậm chí, đất tại một số các cơ quan, trường học được di dời đi để giảm áp lực dân cư, thì chính tại đây lại mọc lên những cao ốc thương mại cao từ 20 đến 30 tầng. |