Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến ngày 25/4, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị.
Trên cơ sở ý kiến góp ý, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã nghiên cứu tiếp thu giải trình Dự thảo 2 Nghị định quy định cơ chế DPPA theo hướng rút gọn, hoàn thiện hồ sơ thẩm định gửi Bộ Tư pháp, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 26/4/2024, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2840/VPCP-CN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế DPPA theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Công Thương đã gửi văn bản tới Bộ Tư pháp về việc thẩm định Dự thảo Nghị định cơ chế DPPA.
Ngay sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương sẽ triển khai các công tác rà soát, tiếp thu giải trình ý kiến thẩm định và hoàn thiện Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét phê duyệt.
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp trước ngày 30/4/2024
Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp đối với nền kinh tế - xã hội.
Bộ Công Thương cho biết, Dự thảo Nghị định về cơ chế DPPA tập trung vào 2 chính sách, gồm: Mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng và mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện quốc gia.
Cùng với dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương cũng gửi kèm báo cáo đánh giá tác động về chính sách với những phân tích cụ thể về 2 phương án đối với mỗi chính sách.
Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn phương án 2 vì có nhiều tác động tích cực.
Cụ thể, về kinh tế sẽ tạo động lực và khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo; tạo ra cơ hội việc làm mới cho người dân; giảm chi phí vận hành trung gian, tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng điện.
Phương án 2 về mặt xã hội, môi trường sẽ giúp khách hàng chủ động lựa chọn nguồn cung cấp điện; có quyền kiểm soát hơn về nguồn điện và các dịch vụ kèm theo.
Đồng thời, khuyến khích sử dụng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, góp phần vào mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng gây ô nhiễm. Không có tác động, ảnh hương đến hệ thống pháp luật; không phát sinh thêm thủ tục hành chính.
Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án 2 vì phương án này phù hợp với sự phát triển tập trung của nguồn điện gió, điện mặt trời; giảm bớt sự phức tạp trong việc quản lý và ít yêu cầu đầu tư hạ tầng.
Cụ thể, về kinh tế của phương án 2 sẽ giúp giảm chi phí điện cho khách hàng sử dụng điện lớn; tạo thu nhập phụ cho các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo; thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và tạo ra công ăn việc làm; giảm rủi ro năng lượng do đa dạng nguồn cung và tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Về mặt xã hội, môi trường, theo phân tích của phương án 2, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo có thể tạo ra việc làm mới. Đồng thời giảm ô nhiễm không khí và khí nhà kính; giúp vệ tài nguyên thiên nhiên; giảm khí thải carbon, giảm sự ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án gồm: Phương án 1: Giữ nguyên chính sách hiện tại (đơn vị phát điện có giấy phép bán lẻ điện mới được phép bán điện cho khách hàng sử dụng điện). Phương án 2: Xây dựng quy định cho phép đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán điện trực tiếp cho Khách hàng sử dụng điện lớn qua đường dây riêng. Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia: Phương án 1: Đề xuất cho phép các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bao gồm điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ, sinh khối, thủy triều, địa nhiệt… tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia với Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ sản xuất, dịch vụ, thương mại. Phương án 2: Đề xuất cho phép các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bao gồm điện mặt trời và điện gió tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia với Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ sản xuất đấu nối từ cấp 22kV trở lên và có sản lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng từ 500.000 kWh (tính trung bình trong 3 tháng gần nhất) hoặc theo sản lượng đăng ký áp dụng đối với khách hàng mới. |
-
Điện mặt trời mái nhà dư thừa được phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền
Điện mặt trời mái nhà lắp tại nhà ở, cơ quan công sở chỉ được tự dùng và không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Sản lượng điện dư thừa nếu phát vào hệ thống điện quốc gia có giá 0 đồng và không được thanh toán.
-
Thủ tướng chỉ đạo “nóng” về điện, chốt thời hạn ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp
Ngày 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
-
Lắp điện mặt trời mái nhà không cần theo quy hoạch, dùng thừa được bán lên lưới điện quốc gia?
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, các nguồn điện mặt trời mái nhà có thể được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo từng thời điểm.
-
Dự án nhiệt điện gần 2 tỷ USD tại Thái Bình sắp khởi công, dự kiến nộp ngân sách gần bằng nhà máy VinFast
Dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy với công suất khoảng 1.500 MW, tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Khi hoàn thành, dự kiến mỗi năm nhà máy nộp ngân sách 4.000 tỷ đồng....
-
Bàn giao mặt bằng 4 dự án truyền tải điện cho nhà máy nhiệt điện 1,6 tỷ USD tại Đồng Nai trước 15/11
Bộ trưởng Bộ Công thương đề nghị tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án giải tỏa công suất nguồn điện, trong đó có 4 dự án truyền tải điện cho nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4....
-
Hai tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn đầu tư thủy điện tích năng ở Việt Nam
Hai tập đoàn điện hàng đầu của Trung Quốc là Hoa Điện và Energy China bày tỏ mong muốn đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng mới, trong đó có dự án thủy điện tích năng ở Việt Nam.