Nhiều vướng mắc phải giải quyết
Ông Long cho biết, Quảng Ninh đã đạt được những thành tích trong năm 2018. Cụ thể, thu nội địa đứng thứ năm cả nước, tăng trưởng kinh tế khoảng 11%, và liên tiếp hai năm gần đây đứng đầu về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI.
Du lịch Quảng Ninh trong năm 2018 đã đón khoảng 12 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 5,2 triệu lượt. Tổng thu đạt trên 24.000 tỉ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ. Nhiều khách sạn, dịch vụ, sản phẩm mới được ra đời.
Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt 15 -16 triệu lượt khách, trong đó có 7 triệu lượt khách quốc tế. Đến năm 2030, đặt mục tiêu đạt 30 triệu lượt trong đó khách quốc tế đạt 15 triệu lượt.
Dù vậy, ông Long cho rằng, du lịch tỉnh Quảng Ninh trên con đường phát triển còn rất nhiều thách thức.
Thứ nhất, tỉnh vừa phát triển nhanh vừa chú trọng bảo tồn các di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới của tỉnh. Thứ hai, ngành du lịch phát triển đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng. Thứ ba, phát triển du lịch đồng thời thúc đẩy phát triển các loại hình văn hóa. Thứ tư, đẩy mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch. Thứ năm, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh.
Du lịch Quảng Ninh còn nhiều thách thức.
Đề cập đến những cơ hội, thách thức đối với du lịch Quảng Ninh, ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch, cho biết hiện đã có một số hãng hàng không đặt vấn đề với tỉnh để kết nối các địa bàn trong nước và nước ngoài, tạo thành vòng cung khép kín, tiết kiệm thời gian đi lại cho khách du lịch.
Song theo ông, để phấn đấu đến năm 2020 Quảng Ninh đạt 26,7 lươt khách du lịch có rất nhiều vấn đề phải làm và còn nhiều vướng mắc phải giải quyết.
“Muốn khách du lịch đến và ở lại dài ngày chúng ta phải mở rộng không gian du lịch. Cũng đã có các tập đoàn kinh tế lớn đặt hạ tầng tại các địa điểm như Quan Lạn, Cô Tô, Vân Đồn… Nhưng nếu không gian du lịch không được mở rộng thì không những không kéo được khách du lịch mà còn dẫn đến sự quá tải cục bộ”, ông Thuỷ nói.
Cũng theo ông, muốn phát triển du lịch đẳng cấp quốc tế, hạ tầng tốt mà không có nguồn nhân lực cao và đẳng cấp quốc tế thì không thể có chất lượng đẳng cấp quốc tế. Đây không chỉ là việc đào tạo nhân lực cấp cao mà còn là việc cung cấp nguốn nhân lực cho cộng đồng doanh nghiệp để làm sao có chất lượng tốt, vì du lịch là liên quan đến văn hóa.
Chất lượng dịch vụ, hạ tầng
Kết quả khảo sát với gần 300 khách mời, diễn giả tại hội thảo về các điểm du lịch ấn tượng, có đến 61% lựa chọn Quảng Ninh, 49% dự đoán tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm của du lịch tỉnh này từ nay đến 2020 là 20-30%, 40% cho rằng cơ sở hạ tầng hướng đến tầm vóc đô thị du lịch quốc tế là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển du lịch của Quảng Ninh.
Bình luận về kết quả khảo sát, TS. Võ Trí Thành cho rằng, trong bốn địa điểm được người Việt quan tâm nhiều nhất năm vừa qua, Quảng Ninh đứng đầu là kết quả xứng đáng, có ý nghĩa tích cực nhưng cũng tạo sức ép rất ghê gớm đối với vùng đất này.
“Về tốc độ tăng trưởng du lịch của Quảng Ninh, tất cả mọi người ở đây đều chọn từ 20 đến 30%, trong khi tăng trưởng doanh thu của du lịch Quảng Ninh đạt 28%. Điều tôi muốn nói ở đây là: trong doanh số này giá trị gia tăng là bao nhiêu. Đó mới chính là đóng góp quan trọng”, TS. Thành nói.
Theo ông Thành, câu chuyện của Quảng Ninh là trong 10 năm tới chất lượng đến đâu, chứ không chỉ đơn giản số lượng. Điều quan trọng không chỉ là số lượng khách. Quảng Ninh cần phải quan tâm đến chất lượng dịch vụ, hạ tầng.
Ông Trần Đình Thiên, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ,cho rằng Quảng Ninh đã chứng minh có thể làm được và đã làm rất tốt về đột phá hạ tầng. Việc đầu tư sân bay Vân Đồn đã mang đến nhiều điểm khác biệt. Đầu tư ở đây tất nhiên là có sự mạo hiểm, đầu tư vào hạ tầng tốn kém kinh khủng, nhưng nếu không đầu tư sẽ khó phát triển. Theo đó, tỉnh phải đồng hành cùng doanh nghiệp nếu không doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
-
Hàng không cạnh tranh, bất động sản nghỉ dưỡng hưởng lợi
CafeLand - Ngành hàng không Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ qua khi mức tăng trưởng trong 5 năm liên tục đều đạt 2 con số. Đây được xem là cơ hội lớn mở đường cho bất động sản nghỉ dưỡng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.