Sáng 11/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Phát biểu kết luận nội dung Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, sau 6,5 ngày làm việc, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã xem xét, quyết định khối lượng công việc lớn, đảm bảo thận trọng, chặt chẽ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Quốc hội
“Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết.
Liên quan vấn đề sắp xếp bộ máy đang được quan tâm, theo Chủ tịch Quốc hội, tới đây cấp xã dự kiến phải sáp nhập 60-70% trong tổng số 10.000 xã. Trên cơ sở trình của Chính phủ, Thường vụ Quốc hội phải khẩn trương họp cho ý kiến.
Chủ tịch Quốc hội cho biết tới đây, ở cấp xã sẽ phải sáp nhập 60-70% trong tổng số hơn 10.000 xã. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định vấn đề này trên cơ sở tờ trình của Chính phủ.
Để chuẩn bị kỳ họp sắp tới, ông Mẫn cho hay thời gian kỳ họp này sẽ dài nhất, có thể khoảng 2 tháng, trong đó có dự kiến nghỉ 3 tuần.
Tại kỳ họp này sẽ thông qua 11 dự luật, bàn 16 dự luật trong chương trình, sửa đổi Hiến pháp, sửa đổi luật liên quan Hiến pháp là công việc rất lớn.
Để chuẩn bị Kỳ họp thứ 9 sắp tới, với khối lượng công việc rất lớn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các Bộ có liên quan tới các nội dung trình tại Kỳ họp đảm bảo việc tiếp thu, giải trình thấu đáo đối với 11 luật dự kiến thông qua, cho ý kiến 16 luật, sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan đến Hiến pháp.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, trong bối cảnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ cần bám sát Kết luận số 126, Kết luận số 127, Kết luận số 128 của Bộ Chính trị trong quá trình xây dựng đề án, thẩm tra và cho ý kiến.
“Không đầy 2 tháng nữa sẽ khai mạc kỳ họp thứ 9 (dự kiến đầu tháng 5/2025). Với khối lượng công việc lớn như thế này, chúng ta phải trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" thì mới kịp”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói.
-
Quốc hội có thể họp sớm để kịp tiến độ sáp nhập tỉnh, xã
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều nội dung Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu hoàn thành trước 30/6/2025, dự kiến Kỳ họp thứ 9 có thể cần khai mạc sớm hơn thường lệ.
-
Thông tin lộ trình cụ thể việc Sáp Nhập Tỉnh, Bỏ Cấp Huyện
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và bỏ cấp huyện đang được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ chỉ đạo thực hiện nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Các thông tin mới nhất từ báo chí chính thống và cơ quan chức năng đã thông tin lộ trình cụ thể của đề án này, với những mốc thời gian rõ ràng và bước đi được xác định.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị để trình cấp có thẩm quyền.








-
Thị trường bất động sản tại tỉnh lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập có gì đặc biệt?
Theo Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án), ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sẽ được hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng (mớ...
-
Tên gọi đơn vị hành chính được đặt thế nào sau sáp nhập?
Quyết định 759/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp được ban hành ngày 14/4/2025....
-
Thống nhất các bước triển khai hợp nhất 3 tỉnh
Chiều 14/4, tại trụ sở Tỉnh uỷ Phú Thọ, lãnh đạo 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình đã có cuộc họp quan trọng, thống nhất các bước triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư – mở ra một chương mới trong...