Hiện tại, Pháp là một nước chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tại khu vực Châu. Qua những số liệu cho thấy mức độ giao dịch có thể ở mức thấp nhất trong 40 năm và theo ước tính con số này xuống gần 50% trong năm 2007.
FNAIM - một cơ quan lớn nhất đại diện cho các công ty bất động sản tại Pháp đã báo cáo một loạt các biến động giá cả trong năm 2011 và thấy khu vực Brittany giá giảm 4,6% nhưng tại khu vực Champagne Ardenne giá lại tăng 10,1% .
Còn các nhà đầu tư bất động sản cho rằng, nếu bất động sản có giá hấp dẫn thì họ sẽ bán và những người có tiền vẫn có thể nhận được một món hời tương đối ở một số địa điểm mà họ đầu tư.
Pháp thu hút nhiều khách du lịch hơn so với bất kỳ nước nào trên thế giới, thường xuyên đứng đầu các cuộc thăm dò dư luận cho sản phẩm có chất lượng cao và hiện nay trong thời điểm khó khăn này, chủ sở hữu và nhà đầu tư đều đang cân nhắc trước khi đầu tư để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của họ.
Ông Trevor Leggett cho rằng sự thận trọng trong ngắn hạn sẽ là tiền đề cho những bước tiến mạnh mẽ của thị trường bất động sản Pháp trong tương lai.
Bên cạnh đó, các công ty bất động sản đã báo cáo rằng, sự gia tăng người mua từ các nước khác nhiều hơn hơn so với các nước Anh, Đức và Hà Lan và hiện tại thị trường bất động sản đang tăng dần lên ở các khu vực Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi và Australia.
Một xu hướng đáng chú ý là, số lượng và doanh số tiêu thụ ngày càng tăng là do những khách hàng hiện đang sống ở nước ngoài muốn mua nhà ở Pháp hơn là trở về nước mình và một số người Pháp thích trở về nước sau một thời gian sinh sống ở nước ngoài.
Tại thời điểm này năm ngoái, các ngân hàng tại Pháp cho vay với lãi suất cố định thấp nhất ở Châu Âu nhưng lạm phát đã dẫn đến tỷ lệ tăng trở lại, do vậy việc thế chấp để các nhà đầu tư bất động sản vay vốn tại ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn.
Ông John Busby, Giám đốc công ty tài chính tư nhân của Pháp cho biết, chúng tôi đã thấy tỷ lệ gia tăng tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu từ 1% lên đến 1,5%. Chính sự tăng lãi suất đó đã kìm hãm giá bất động sản bùng nổ tại Pháp. Ông giải thích rằng, sự bất ổn hiện tại làm cho các quốc gia có tài chính hạn hẹp trong khu vực châu Âu phải chi trả các khoản nợ, dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ thế chấp, mặc dù cắt giảm lãi suất đã được dự đoán.