Ngày 26/1, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng để thực hiện đầu tư các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) với tổng giá trị hơn 15.600 tỷ đồng.
Theo đó, 5 ngân hàng trong nước gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), cam kết cho EVNNPT vay từ hơn 2.000 đến hơn 6.800 tỷ đồng.
EVNNPT ký kết với BIDV vay 6.874 tỷ đồng để thực hiện dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu.
Được biết, các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có tổng chiều dài khoảng 519km, đi qua địa bàn 211 xã, phường, của 43 huyện, thị xã thuộc 9 tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên.
Tổng số móng cột là 1.179 móng cột, tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 22.000 tỷ đồng.
Lãnh đạo EVNNPT cho biết, dự án đường dây 500kV mạch 3 có ý nghĩa quan trọng để tăng cường năng lực lưới điện truyền tải 500kV Bắc - Trung, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắc ngay ở thời điểm hiện tại và trong những năm tới.
Đồng thời, góp phần tăng cường truyền tải điện từ các nguồn điện khu vực Bắc Trung Bộ về trung tâm phụ tải khu vực miền Bắc.
Với tính cấp bách của dự án, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và EVNNPT phải phấn đấu hoàn thành dự án trong tháng 6/2024 với tinh thần: “Chỉ bàn làm, không bàn lùi;” "vượt nắng thắng mưa;" "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương;" “thi công 3 ca, 4 kíp;” “làm việc xuyên lễ, xuyên tết.”
Phía chủ đầu tư cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai dự án hiện nay là công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định do đi qua địa bàn đông dân cư, nhiều khu công nghiệp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ngoài ra, tuyến đường dây trên các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa có nhiều vị trí đi qua địa hình đồi núi cao, hiểm trở, điều kiện thi công khó khăn cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới tiến độ của các dự án.
Theo đó, EVN và EVNNPT đã đề xuất Chính phủ cho phép ủy quyền UBND các tỉnh chấp thuận chủ trương tác động vào rừng các loại để triển khai thi công.
Trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư cũng kiến nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các tỉnh có đường dây đi qua rà soát để cập nhật quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm 2024 cho phần diện tích hành lang của các dự án.
Ngoài ra, kiến nghị UBND các tỉnh đôn đốc, chỉ đạo các sở ngành, địa phương phối hợp với chủ đầu tư để tăng cường, vận động các hộ dân đồng thuận theo chủ trương, chính sách, chấp thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng thi công cho chủ đầu tư trong tháng 2/2024.
-
Triển khai thi công đồng loạt dự án điện 23.000 tỷ đi qua địa bàn 43 huyện, thị xã của 9 tỉnh thành
Ngày 18/1, tại Hà Tĩnh, Thái Bình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã tổ chức triển khai thi công đồng loạt các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
-
Sau công điện của Thủ tướng, lãnh đạo CMSC tức tốc tới kiểm tra công trường dự án điện hơn 23.000 tỷ
Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 - Thanh Hóa đi qua địa bàn 3 tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa với chiều dài khoảng 74,4 km, gồm 180 vị trí móng cột.
-
Dự án điện hơn 23.000 tỷ đi qua địa bàn 4 huyện tại tỉnh Thái Bình
Dự án đường dây 500kV mạch 3 trên địa bàn tỉnh Thái Bình đi qua địa bàn 4 huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ với chiều dài tuyến hơn 38km, diện tích thu hồi đất cho phần móng cột là 12,24 ha.
-
Nhu cầu điện tăng cao, Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch cung cấp điện 2025 ra sao?
Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2025 dự kiến đạt 347,5 tỷ kWh, cao hơn 12,5% so với năm 2024.
-
ĐỀ XUẤT MỚI: Giá điện bán lẻ còn 5 bậc, cao nhất 3.786 đồng/kWh
Biểu giá bán lẻ điện dự kiến rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là 3.786 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT.
-
Bộ Công Thương thông tin về việc điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần
Theo Bộ Công Thương, việc đề xuất rút ngắn hơn thời gian điều chỉnh giá điện để đảm bảo tính thị trường và cần đánh giá tác động kỹ lưỡng nhằm có phương án phù hợp nhất.