Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), đại diện của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn đã có báo cáo về thay đổi sở hữu tại Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán HSG).
Cụ thể, nhóm quỹ Dragon Capital do bà Trương Ngọc Phượng đại diện đã mua 1 triệu cổ phiếu HSG thông qua quỹ thành viên Norges Bank. Tạm tính theo giá kết phiên 18.750 đồng/cp, lượng cổ phiếu mua vào trị giá khoảng 18,8 tỷ đồng.
Hiện Norges Bank đang là quỹ sở hữu cổ phiếu HSG cao thứ 3 trong nhóm cổ đông Dragon Capital, sau Amersham Industries (1,89%) và Vietnam Enterprise Investment (2,77%). Sau giao dịch trên, tổng số cổ phiếu mà Dragon Capital sở hữu tại Hoa Sen tăng lên hơn 61,6 triệu đơn vị, tương đương 10,01% cổ phần công ty.
Dragon Capital gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Tập đoàn Hoa Sen
Liên quan đến giao dịch cổ phiếu HSG, một cổ đông khác là ông Nguyễn Văn Chiến, đồng thời là em rể của Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Lê Phước Vũ, vừa bán toàn bộ 10,7 triệu đơn vị, tương đương 1,74% vốn từ ngày 14/9 đến 5/10.
Mới đây, Hoa Sen đã phát hành thêm hơn 17,92 triệu cổ phiếu, nâng số lượng cổ phiếu lưu hành từ 598,05 triệu lên gần 616 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ lên gần 6.160 tỷ đồng. Nguồn vốn lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính tới 30/9/2022 theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán.
Về tình hình kinh doanh, trong quý 3 niên độ tài chính 2022-2023 (từ 1/10/2022 đến 30/9/2023), Hoa Sen ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.645 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ở mức 14 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ.
Lãnh đạo Hoa Sen cho biết, nguyên nhân kinh doanh sụt giảm là bởi sản lượng tiêu thụ giảm và giá vốn bán hàng tăng cao; giá thép tôn quay đầu giảm sau giai đoạn phục hồi những tháng đầu năm.
Lũy kế 9 tháng, Hoa Sen ghi nhận doanh thu 23.544 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ niên độ trước. Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp này vẫn lỗ 410 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 1.100 tỷ đồng.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng Hoa Sen với chiến lược “bán tận ngọn” cùng hệ thống phân phối rộng khắp, trải dài từ Nam ra Bắc sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.
Hiện Hoa Sen đang sở hữu hệ thống 10 nhà máy sản xuất gia công, cho ra thị trường các sản phẩm tôn mạ, ống thép, ống nhựa và các phụ kiện. Sản lượng tối đa mà doanh nghiệp này có thể cung cấp cho thị trường mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn tôn mạ, 900.000 tấn ống thép và 130.000 tấn ống nhựa. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn nắm giữ chuỗi phân phối Hoa Sen Home với hơn 500 cửa hàng và chi nhánh bán lẻ trên khắp cả nước.
Theo đó, KBSV dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Hoa Sen trong năm nay có thể đạt lần lượt 32.694 tỷ đồng và 680 tỷ đồng.
-
Quỹ ngoại thu trăm tỷ sau khi bán sạch cổ phiếu Khang Điền
VOF Investment Limited vừa thông báo đã hoàn tất bán ra toàn bộ 4,35 triệu cổ phiếu KDH của Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền, ước tính thương vụ có giá trị gần 122 tỷ đồng.
-
Quỹ ngoại chi trăm tỷ nâng tỷ lệ sở hữu Ngân hàng ACB
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán: ACB) ngày 22/2 có báo cáo thay đổi sở hữu của cổ đông nước ngoài tại ngân hàng này là Dragon Capital.







-
Nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Trung Quốc báo lỗ tỷ USD chỉ trong 1 năm
Nhà sản xuất thép này của Trung Quốc đã ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 7 tỷ Nhân dân tệ (gần 1 tỷ USD) trong năm 2024, tăng mạnh so với mức lỗ 4,1 tỷ Nhân dân tệ của năm tài chính trước đó.
-
Tham vọng 6,6 tỷ USD của ông chủ Hòa Phát với thép, bất động sản, trứng gà và container “made in VietNam”
Năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu đạt 170.000 tỷ đồng (6,6 tỷ USD) và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là doanh thu cao nhất từ trước tới nay của nhà sản xuất thép này....
-
Chủ tịch doanh nghiệp thép lớn từ nhiệm sau khi nhượng cổ phiếu “trăm tỷ” cho vợ
Trước khi nộp đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Lê Minh Hải đã sang tay gần 8,35 triệu cổ phiếu VGS (tỷ lệ 14,93% vốn) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy.