Ảnh minh hoạ
Từ sự thay đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển, đến những khoản đầu tư hàng tỷ đô la từ các ông lớn công nghệ, Việt Nam đang sẵn sàng cho một kỷ nguyên thịnh vượng mới trong bất động sản công nghiệp.
Vươn lên chuỗi giá trị cao
Hành trình “lột xác” của Việt Nam trong ngành công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, khi không còn chỉ là nhà sản xuất giá trị thấp như dệt may hay nội thất, mà đang dần khẳng định vị thế trong các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, xe điện (EV), pin năng lượng mặt trời và điện tử.
Với lực lượng lao động trẻ, sáng tạo và dồi dào, cùng các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam đang dần trở thành điểm đến lý tưởng cho những dòng vốn đầu tư lớn và ổn định. Thống kê cho thấy, ngành sản xuất hiện đóng vai trò chủ chốt trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Năm 2024, Việt Nam đã nhận hơn 38,2 tỷ USD vốn FDI, trong đó 67% đến từ các dự án sản xuất, với sự góp mặt của những tên tuổi lớn như Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc.
Chuyển đổi công nghiệp với ngành bán dẫn
Một trong những động lực chính của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp này là ngành bán dẫn. Chính phủ đã vạch ra một lộ trình, dự định đưa Việt Nam từ một quốc gia lắp ráp chip trở thành một trung tâm sản xuất, thiết kế và nghiên cứu chip hàng đầu thế giới. Dự kiến, đến năm 2040, Việt Nam sẽ tự chủ trong việc sản xuất và kiểm định chip, đồng thời trở thành một quốc gia mạnh trong ngành bán dẫn toàn cầu.
Không chỉ dừng lại ở những mục tiêu lớn, Việt Nam đã bắt đầu nhận được sự đầu tư đáng kể từ các ông lớn công nghệ toàn cầu. Intel, OnSemi, Hana Micron và Amkor Technology đã cam kết đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Bắc Ninh, đồng thời một số dự án khác từ Foxcom và BE Semiconductor Industries cũng sẽ góp phần nâng tầm chất lượng ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.
Bất động sản công nghiệp: Lĩnh vực dẫn đầu tăng trưởng
Bước chuyển mình trong ngành công nghiệp cũng tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản công nghiệp. Nhu cầu về đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn vẫn duy trì ở mức cao, với tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 86% vào năm 2024. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục dẫn đầu cả nước về nguồn cung nhà xưởng và kho vận xây sẵn, với tỷ lệ lấp đầy đạt 89%, trong khi phía Bắc đạt 78%.
Điều này phản ánh sự bền vững và niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. Giá thuê nhà xưởng xây sẵn trung bình hiện nay là 4,6 USD/m²/tháng, cho thấy nhu cầu ổn định và sự phát triển mạnh mẽ của ngành. Chất lượng khu công nghiệp cũng đang được nâng cao với những mô hình sinh thái như Deep C tại Hải Phòng và Prodexi Eco-IP tại Long An, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững.
Ông John Campbell, Giám đốc, Trưởng bộ phận Tư vấn Công nghiệp, Savills Hà Nội chia sẻ: “Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở thời điểm bản lề. Từ nền sản xuất có giá trị gia tăng thấp, Việt Nam chuyển mình sang định hướng phát triển công nghệ cao, đa dạng và có tầm nhìn dài hạn. Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách đầu tư hấp dẫn, lực lượng lao động dồi dào, quỹ đất công nghiệp lớn cùng cam kết phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực trong dài hạn, Việt Nam không chỉ mở cửa thu hút đầu tư, mà còn sẵn sàng cho sự thay đổi để thích ứng”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù các yếu tố nền tảng của thị trường đang rất vững chắc, Việt Nam vẫn cần vượt qua những thách thức như cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, kết nối cảng biển và phát triển nguồn lao động có tay nghề cao để tiếp tục thu hút đầu tư lớn từ các ngành công nghệ cao...
Với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, quỹ đất công nghiệp lớn và các chính sách đầu tư hấp dẫn, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ cao tại khu vực. Các nhà đầu tư và các doanh nghiệp toàn cầu đang bắt đầu nhận ra tiềm năng này và đổ xô vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, hứa hẹn một tương lai phát triển bền vững và đầy triển vọng.
-
Quảng Ninh đang đẩy mạnh chiến lược phát triển công nghiệp với kế hoạch xây dựng bốn khu công nghiệp mới vào năm 2025, bao gồm KCN Đông Triều, KCN phía Bắc Sân bay Vân Đồn, KCN Hải Hà (giai đoạn 2) và mở rộng KCN Đông Mai.
-
Liên tục thành lập dự án vốn khủng, điều gì đang xảy ra với bất động sản công nghiệp tại Nam Định?
Ngày 20/2/2025, UBND tỉnh Nam Định đã công bố quyết định thành lập ba Cụm công nghiệp (CCN) chiến lược Hợp Hưng, Yến Châu và Kim Thái, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh với tổng vốn đầu tư lên đến gần 2.500 tỷ đồng.
-
Dự đoán xu hướng đầu tư và địa bàn bùng nổ của bất động sản công nghiệp phía Bắc trong năm 2025
Từ nửa cuối năm 2024 đến nay, thị trường bất động sản công nghiệp tại các tỉnh phía Bắc đã ghi nhận nhiều dấu ấn nổi bật, phản ánh xu hướng đầu tư mạnh mẽ và sự phát triển đồng bộ trong khu vực.








-
Ý kiến trái chiều về thuế bất động sản
Đề xuất thu thuế thu nhập cá nhân 20% trên phần lãi từ chuyển nhượng bất động sản đang tạo ra nhiều tranh luận.
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư cho dự án nhà ở xã hội nghìn tỷ cao 22 tầng
Hà Nội đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào hàng loạt dự án nhà ở xã hội (NOXH) với quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng, trải dài từ Long Biên, Thanh Trì đến Đông Anh. Trong đó, đáng chú ý là dự án NOXH cao 22 tầng nằm giữa khu vực phát triển nhanh của quận L...
-
Hải Phòng sắp đầu tư hơn 20 đại dự án
UBND TP. Hải Phòng vừa chỉ đạo các sở, ngành và ban quản lý dự án khẩn trương lập, trình chủ trương đầu tư đối với 20 dự án trọng điểm trong giai đoạn 2026–2030, bao gồm 12 dự án hạ tầng giao thông và 8 dự án chỉnh trang đô thị, ứng phó biến đổi khí ...