Ảnh minh hoạ.
Chỉ số chứng khoán VN-Index kết thúc tuần từ 27/2-2/4/2023 ghi nhận tuần tăng điểm thứ 2 liên tiếp với mức tăng 1,7%, thanh khoản tăng 17% so tuần trước.
Báo cáo tổng hợp từ Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, thị trường ghi nhận 12/19 ngành và 53% số cổ phiếu tăng điểm. Dòng tiền chuyển dịch từ các lĩnh vực an toàn sang lĩnh vực rủi ro hơn nhờ kỳ vọng lãi suất tiếp tục giảm sau động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 15/3.
Một số ngành nhạy cảm với lãi suất giảm như dịch vụ tài chính, bất động sản và ngân hàng dẫn đầu đà tăng lần lượt 4,6%, 3,1% và 2,3%, theo BSC.
Chiều ngược lại, y tế, thực phẩm và đồ uống, ô tô và phụ tùng giảm từ 0,8% - 1%.
Sự dịch chuyển dòng tiền đã giúp Vn-Index tăng tốt bất chấp thông tin kém tích cực từ tăng trưởng GDP, kết quả kinh doanh dự kiến quý I và khối ngoại bán ròng.
Diễn biến lãi suất và chính sách tiền tệ tiếp tục là bệ đỡ cho thị trường chứng khoán trong tuần tới trước áp lực chốt lãi và nhà đầu tư có thể chờ canh mua trong những phiên rung lắc cho một xu hướng tăng điểm mới đang hình hành, theo BSC.
GDP quý I tăng 3,32%, thấp thứ 2 và chỉ hơn quý I/2020 giai đoạn 20211-2023. Khu vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 35,4% GDP) giảm 0,4%, làm giảm 0,28% tăng trưởng GDP và ảnh hưởng mạnh đến GDP quý I/2023.
Trong quý I, khu vực dịch vụ hồi phục sau dịch tăng 6,79%, góp 95.9% tăng trưởng GDP. Sản xuất công nghiệp giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đạt gần 2,7 triệu, gấp 29,7 lần cùng kỳ.
Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,7% so với năm trước, tuy nhiên, vốn FDI giảm 19,3% so với cùng lỳ năm trước; xuất khẩu và nhập khẩu giảm lần lượt 11,9% và 14,7% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu 4,07 tỷ USD.
CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 5,01%; thặng dư ngân sách đạt 128 nghìn tỷ.
Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm đang ảnh hưởng đến Việt Nam qua số liệu lĩnh vực chế biến, chế tạo và hoạt động xuất nhập khâir. Kinh tế vĩ mô dù vậy vẫn ổn định tạo điều kiện cho NHNN giảm lãi suất điều hành. Tuy nhiên lạm phát cơ bản giữ ở mức cao là vấn đề cần cân nhắc khi thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ hỗ trợ kinh tế.
Kể từ năm 2000 đến nay, NHNN đã có 29 lần hạ lãi suất điều hành. Trong ngày 31/03/2023, NHNN đã cùng lúc ban hành 5 quyết định giảm lãi suất, trong đó có Quyết định số số 574/QĐ-NHNN về việc hạ lãi suất tái cấp vốn 0,5% từ mức 6% xuống 5,5%. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần kể từ quyết định hạ lãi suất tái chiết khấu 1%.
“Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của NHNN trong bối cảnh tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ gặp thách thức không nhỏ bên cạnh bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường”, theo BSC.
Phản ứng của thị trường chứng khoán đối với các lần NHNN hạ lãi suất điều hành (LSĐH) và VN-Index thường có xu hướng ngược nhau. Khi NHNN hạ lãi suất điều hành, thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng đi lên sau đó và ngược lại.
-
Đang trên đà tăng nóng, 263 triệu cổ phiếu Nam Kim bất ngờ bị HOSE cắt margin
Quyết định cắt margin của HOSE đối với cổ phiếu Nam Kim được đưa ra sau khi doanh nghiệp này vừa ghi nhận mức lỗ 125 tỷ đồng, tăng gấp đôi sau kiểm toán.
-
Licogi 14 báo lãi giảm mạnh do đầu tư lớn vào cổ phiếu bất động sản
Công ty Cổ phần Licogi 14 (mã: L14) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 với lợi nhuận sau thuế giảm sâu 87% do thua lỗ trong hoạt động tài chính.
-
HoSE thông báo hủy niêm yết cổ phiếu Tân Tạo
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo sẽ hủy niêm yết bắt buộc với cổ phiếu ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo.
-
Cổ phiếu Novaland xuống mức dưới 10.000 đồng, thấp nhất kể từ khi lên sàn
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/1, cổ phiếu NVL của Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland) đã giảm 3,22%, về mức 9.920 đồng/cổ phiếu, dưới mệnh giá và là mức thấp nhất lịch sử giao dịch....