UBND tỉnh Đồng Tháp vừa gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) báo cáo phương án dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2022.
Một góc TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (ảnh: PLO)
Cụ thể, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đề xuất phương án kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của tỉnh là 4.502,262 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương dự kiến 3.375,262 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương dự kiến 1.127 tỷ đồng.
Vốn ngân sách địa phương sẽ chi xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước 1.036,485 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất 800 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết 1.500 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn thu cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp địa phương 38,777 tỷ đồng.
Còn vốn ngân sách Trung ương dùng hỗ trợ mục tiêu 630 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA) dự kiến 497 tỷ đồng, bố trí cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2022, gồm: Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (MD-ICRSL) - WB9, Tiểu dự án Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười - các huyện phía Bắc tỉnh Đồng Tháp 220 tỷ đồng; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh Đồng Tháp 185 tỷ đồng và Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (Vnsat) tỉnh Đồng Tháp 92 tỷ đồng.
UBND tỉnh Đồng Tháp cũng kiến nghị chuyển501,885 tỷ đồng kế hoạch vốn ngân sách Trung ương trong nước năm 2021 còn lại chưa giải ngân của Tỉnh sang năm 2022 để tiếp tục thực hiện và giải ngân.
Điều chỉnh giảm vốn ODA năm 2021 của tỉnh Đồng Tháp dự kiến không giải ngân hết, với giá trị 56,675 tỷ đồng sang các địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn.
Ngoài ra, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đề nghị Trung ương cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn ngân sách Trung ương trong nước năm 2020 dự kiến không giải ngân hết sang năm 2022, với giá trị dự kiến 78,314 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 của tỉnh này là 4.929,193 tỷ đồng, gồm: kế hoạch vốn năm 2020 chuyển sang là 999,384 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2021 là 3.929,809 tỷ đồng (không bao gồm 750 tỷ đồng nguồn thu tiền sử dụng đất).
-
7.000 tỉ đồng xây cầu nối Cần Thơ với Đồng Tháp
Cầu Ô Môn bắc qua sông Hậu nối TP. Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp sẽ được đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu tư 7.000 tỉ đồng theo hình thức PPP.








-
Cửa ngõ miền Tây sắp có cảng biển đón tàu 70.000 tấn
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Tiền Giang (cũ) đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đánh dấu bước đi chiến lược để biến địa phương này thành mắt xích quan trọng trong hệ thống logistics khu vực đồng bằng...
-
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu thi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh
Nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ các dự án tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới sẽ được giải quyết khi 3 mỏ cát trên sông Tiền với tổng diện tích gần 54ha sẽ được đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng....
-
Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu kết nối hai tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp đang làm đến đâu?
Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 27km, được chia thành hai dự án thành phần. Tuyến cao tốc này hiện đã thực hiện các hạng mục tuyến chính và tuyến nhánh nút giao… đạt tiến độ khoảng 63% khối lượng....