Theo báo Chính phủ, Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, bảo đảm kết nối hiệu quả các hành lang Đông - Tây và các nước trong khu vực.
Đồng thời, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các nghị quyết của Đảng.
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quy mô đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827 ha; số dân tái định cư khoảng 120.836 người; tổng mức đầu tư của dự án là hơn 1,7 triệu tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn vốn hợp pháp khác.
Tiến độ thực hiện: lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án năm 2035.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng làm Phó ban thường trực. Các bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ làm phó ban.
Ban sẽ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến việc xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quốc gia thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia.
Dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm và mở ra cơ hội đầu tư cho nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Gần đây, trong các buổi gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhiều doanh nghiệp đường sắt hàng đầu tại Trung Quốc như Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn Xây dựng Tô Thương, Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC) đều bày tỏ mong muốn được tham gia vào các dự án đường sắt lớn của Việt Nam, trong đó có tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam.
-
Một tập đoàn Trung Quốc quan tâm đến dự án đường sắt cao tốc và nhà ở xã hội tại Việt Nam
Ngày 3/12, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị có buổi tiếp, làm việc với Tổng Giám đốc Tập đoàn Hợp tác kinh tế & kỹ thuật quốc tế Sơn Đông (Trung Quốc) Cai Kun và các thành viên trong đoàn.
-
Ai sẽ đảm nhận sản xuất thép đường ray cho siêu dự án 67 tỷ USD? Một doanh nghiệp vừa được Phó Thủ tướng “chọn mặt gửi vàng”
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình mong muốn Hòa Phát sẽ nghiên cứu sản xuất ray thép chất lượng cao phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong tương lai.
-
Thông tin mới về việc nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam xây nhà máy tại Phú Yên để làm đường ray cho tàu tốc độ 350km/h
Cơ cấu sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép mà Hòa Phát đang xúc tiến triển tại Phú Yên sẽ phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khi đi vào hoạt động thương mại vào năm 2029....
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về dự án đường sắt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phối hợp với các bộ ngành, địa phương dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2025....