Khu đô thị mới CEO Mê Linh (CEOHomes Hana Harden) có quy mô hơn 20 ha, được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư vào năm 2020 và đặt mục tiêu hoàn thành vào quý IV/2026.
Hành trình kéo dài hơn một thập kỷ của CEO Mê Linh
Khu đô thị mới CEO Mê Linh (CEOHomes Hana Harden) có quy mô hơn 20 ha, được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư vào năm 2020 và đặt mục tiêu hoàn thành vào quý IV/2026. Quy mô dự án bao gồm 40 căn biệt thự và 528 căn liền kề, cùng khu nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, dù đã khởi động từ năm 2008, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thiện do vướng mắc về thủ tục pháp lý và giao đất.
Hiện tại, dự án đã hoàn thành được 199.000 m², nhưng để đảm bảo tiến độ, Công ty TNHH CEO Quốc Tế – chủ đầu tư – đã kiến nghị huyện Mê Linh báo cáo UBND TP Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét phương án giao đất từng phần, tạo điều kiện triển khai nhanh chóng.
Ngoài CEO Mê Linh, hai dự án bất động sản khác tại Mê Linh cũng đang gặp vướng mắc gồm: Dự án khu nhà ở Minh Đức (hơn 17 ha); Dự án mở rộng Khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và (gần 17 ha, tại xã Tiền Phong).
Cả hai dự án này đều gặp khó trong việc đăng ký biến động đất đai đối với phần diện tích tăng thêm. Chủ đầu tư đã đề xuất UBND TP Hà Nội xem xét giao đất đợt 1 đối với những khu vực đã đủ điều kiện, giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo TP Hà Nội
Nhằm tháo gỡ vướng mắc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã giao các sở, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ pháp lý của các dự án và báo cáo xin ý kiến tập thể UBND TP để sớm có phương án giải quyết.
Đặc biệt, ông Thanh nhấn mạnh, việc giao đất phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật qua từng thời kỳ. Chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có). Xác định tiền sử dụng đất phải minh bạch, tránh thất thoát ngân sách Nhà nước.
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Mê Linh, mở đường cho loạt dự án chậm tiến độ bứt tốc sau nhiều năm "giẫm chân tại chỗ". Theo quyết định này, có tới 104 dự án với tổng diện tích 1.140,37 ha được đưa vào kế hoạch sử dụng đất. Đáng chú ý, hầu hết các dự án đăng ký mới đều là những dự án đã "nằm im" suốt nhiều năm qua, nay có cơ hội được tái khởi động, góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Một số dự án đáng chú ý như: Khu nhà ở Làng Hoa Tiền Phong. Dự án này có diện tích 40 ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.900 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Prime Land làm chủ đầu tư. Mặc dù được phê duyệt từ năm 2005, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành.
Khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và mở rộng. Dự án có diện tích khoảng 14 ha và tổng mức đầu tư gần 218 tỷ đồng, dự án này do Công ty TNHH Minh Giang làm chủ đầu tư. Dự án đã được phê duyệt nhưng tiến độ thực hiện rất chậm.
Khu nhà ở Minh Đức (xã Tiền Phong) có diện tích 16,97 ha, tổng mức đầu tư hơn 972 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Đầu tư thương mại du lịch Minh Đức làm chủ đầu tư. Mặc dù được cấp phép đầu tư từ năm 2008, đến nay dự án vẫn chưa thành hình.
-
TASECO chính thức triển khai dự án hơn 3.200 tỷ đồng tại Mê Linh, Hà Nội
Thông tin từ UBND huyện Mê Linh cho biết, Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản TASECO (Taseco Land) đang thực hiện các thủ tục đầu tư dự án này trong năm 2025.
-
Hà Nội: Hơn 100 dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất 2025 tại Mê Linh
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 tại huyện Mê Linh.
-
Vì sao Hà Nội hoãn tìm chủ cho khu đô thị hơn 2.600 tỷ đồng tại Mê Linh?
UBND TP Hà Nội mới đây có quyết định về việc hoãn việc lựa chọn nhà đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Thịnh tại xã Mê Linh và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.







-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án chậm tiến độ, hạn trước 31/7
Tại Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Phiên họp thứ 8 của Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án “mắc kẹt” trước ngày 31/7 để tháo gỡ kịp thờ...
-
Điều chỉnh công suất khai thác sân bay Gia Bình, sân bay Nội Bài
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất giảm công suất Nội Bài, tăng quy mô sân bay Gia Bình lên 30 triệu khách/năm trong giai đoạn 2021-2030, do 2 sân bay này nằm gần vùng trời, chỉ cách nhau khoảng 43km.
-
Doanh nghiệp đường sắt cao tốc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng
VinSpeed - doanh nghiệp đường sắt cao tốc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.